5.1. So ky 2 thang 12 - page 24

26
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Thứ ba, từ phía các cơ quan quản lý
Hơn 90% các DN được khảo sát cho rằng,
chính hạn chế trong năng lực quản lý và điều tra
của các cơ quan nhà nước là nguyên nhân quan
trọng thứ hai trong việc sử dụng kém hiệu quả
các biện pháp này ở Việt Nam. Cơ quan chủ quản
về PVTM ở Việt Nam được đặt dưới sự quản lý
của Bộ Công Thương, bao gồm Cơ quan điều
tra - Cục Quản lý Cạnh tranh và Hội đồng xử lý
các vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và
tự vệ thương mại. Thực tế điều tra các vụ kiện
chống bán phá giá và tự vệ thương mại cho thấy,
các điều tra viên đều có đủ kiến thức luật và các
kỹ năng cần thiết. Tuy nhiên, số lượng các điều
tra viên về PVTM của Cục Quản lý Cạnh tranh
không nhiều, trong khi các điều tra viên có kinh
nghiệm thì lại càng hiếm. Nếu so với các cơ quan
quản lý của châu Âu hay Mỹ thì năng lực thể hiện
trong kỹ năng và kinh nghiệm giải quyết các vụ
kiện PVTM của Việt Nam vẫn còn hạn chế, trong
khi năng lực pháp lý là một trong những yêu cầu
bắt buộc để có thể xử lý được các vụ việc PVTM
(Marc L, Eric R và Gregory S (2008, tr.1).
Đề xuất giải pháp tăng cường áp dụng
các biện pháp phòng vệ thương mại
Thứ nhất, đối với doanh nghiệp nội địa
Để tăng cường năng lực, mỗi DN nên có một
bộ phận pháp chế chuyên trách riêng. Bộ phận
pháp chế này thường xuyên theo dõi và nắm rõ
hành lang pháp lý của DN, đồng thời nghiên cứu
các sáng kiến, đề xuất chiến lược cũng như là đầu
mối của DN với các công ty tư vấn luật chuyên
về PVTM bên ngoài (nếu cần thiết phải sử dụng)
trong các vụ khởi kiện PVTM.
Đối với các DN, đặc biệt là các DN có khả năng
bị tác động đáng kể bởi hàng hóa cùng loại nhập
khẩu từ nước ngoài, cần thiết phải đưa PVTM
vào danh sách các công cụ được cân nhắc khi
xây dựng chiến lược kinh doanh hoặc phương án
đối phó với các vấn đề gặp phải trong quá trình
kinh doanh. Đồng thời, cần có kế hoạch dành một
phần lợi nhuận thu được hàng năm, dưới dạng
quỹ cho các hoạt động pháp lý, để tạo nguồn lực
sẵn sàng cho việc đi kiện PVTM khi cần thiết. DN
trong nước cần bắt đầu áp dụng các tiêu chuẩn
quốc tế về kế toán và kiểm toán để đảm bảo các
số liệu cung cấp đáng tin cậy...
Thứ hai, đối với hiệp hội chuyên ngành
Hiệp hội đóng vai trò quan trọng trong việc
tăng cường năng lực sử dụng các biện pháp PVTM
của DN. Trong một số trường hợp đặc biệt, chính
bản thân hiệp hội còn có thể đại diện cho các DN
trong ngành để khởi xướng các vụ kiện PVTM.
Từ thực tiễn của các nước cho thấy, mỗi hiệp hội
nên có một bộ phận chuyên sâu về các vấn đề liên
quan đến PVTM để có thể giúp nâng cao kinh
nghiệm và hiểu biết của các DN thành viên cũng
như tư vấn cho DN trong quá trình khởi kiện.
Với lợi thế về mạng lưới mối quan hệ và thông
tin, hiệp hội có thể hỗ trợ DN thành viên trong
quá trình thu thập, tìm kiếm chứng cứ tại các thị
trường nước ngoài. Hiệp hội có thể cảnh báo cho
DN khi phát hiện thấy dấu hiệu bán phá giá hàng
hóa hoặc hàng hóa được trợ cấp, hay gia tăng ồ ạt
tại thị trường nội địa.
Thứ ba, về cơ sở pháp lý phòng vệ thương mại
Việc hoàn thiện các biện pháp PVTM, chống
trợ cấp và tự vệ thương mại cần nghiên cứu,
kỹ càng cả về lý thuyết cũng như thực tiễn
của thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên, rà soát
về những vấn đề vướng mắc thực tiễn ở Việt
Nam thấy rằng, cần xem xét điều chỉnh một số
nội dung sau:
- Liên quan đến các quy định về hình thức: Việt
Nam cần phải ban hành quy định cụ thể về các
tiêu chí để đánh giá mức độ tin cậy của các thông
tin được cung cấp trong đơn kiện cũng như yêu
cầu về việc thông báo cho nước có hàng xuất khẩu
vào Việt Nam nằm trong đối tượng điều tra trước
khi ra quyết định điều tra. Tương tự như các nước
khác, Việt Nam nên có quy định thành lập các tòa
án chuyên về các vấn đề thương mại quốc tế với
quyền hạn xét xử các vụ việc liên quan đến PVTM
trong hệ thống tư pháp.
- Liên quan đến nội dung: Việt Nam cần phải
bổ sung các quy định về điều kiện thương mại
thông thường trong xác định giá trị bình thường
của sản phẩm bị điều tra; Chỉ rõ phương pháp
cũng như công thức so sánh giá xuất khẩu và
Để tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp
Việt Nam, mỗi doanh nghiệp nên có một bộ
phận pháp chế chuyên trách riêng. Bộ phận
này thường xuyên theo dõi và nắm rõ hành
lang pháp lý của doanh nghiệp, nghiên cứu các
sáng kiến, đề xuất chiến lược và là đầu mối của
doanh nghiệp với các công ty tư vấn luật chuyên
về phòng vệ thươngmại bên ngoài trong các vụ
khởi kiện phòng vệ thương mại.
1...,14,15,16,17,18,19,20,21,22,23 25,26,27,28,29,30,31,32,33,34,...110
Powered by FlippingBook