5.1. So ky 2 thang 12 - page 26

28
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Những thành tựu cơ bản
Trong những năm qua, Việt Nam đã tích cực
triển khai mạnh mẽ việc tham gia hội nhập kinh
tế quốc tế với các nước, khu vực và trên phạm vi
toàn thế giới.
Cùng với việc mở rộng thị trường và quan hệ
hợp tác, Việt Nam đang tham gia nhiều hiệp định
thương mại tự do (FTA) với các nước và khu vực.
Nhìn tổng quát, tiến trình hội nhập kinh tế quốc
tế của nước ta đã được đẩy mạnh và có bước đi khá
vững chắc với những kết quả bước đầu đáng khích
lệ. Trước hết, Việt Nam đã mở rộng quan hệ kinh tế
với hàng loạt quốc gia và khu vực, trở thành thành
viên của các tổ chức kinh tế, thương mại chủ chốt,
tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc
tế ngày càng hiệu quả hơn. Một số thành tựu đạt
được trên các mặt như sau:
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 1986-1990
chỉ đạt bình quân 4,4%/năm; đến giai đoạn 1991-
1995 đã có sự tăng trưởng nhanh với tỷ lệ bình quân
là 8,2%/năm; sang giai đoạn 1996-2005, tốc độ tăng
trưởng có sự giảm nhẹ với tỷ lệ bình quân là 7,2%/
năm. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn 2006-2016 đã
có những chuyển biến tích cực. Sự gia tăng của GDP
là chỉ tiêu cơ bản phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh
tế, giai đoạn 2004-2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế
Việt Nam bình quân khoảng 7%/năm. So với các
nước trong khối ASEAN thì Việt Nam đạt kết quả
cao hơn và là kết quả đáng khích lệ.
Có thể thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2007
ở mức cao nhất (8,46%) và được xếp hạng các quốc
gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu
vực. Đây là năm Việt Nam chính thức trở thành
thành viên của WTO. Tuy nhiên, từ năm 2008 do
chịu tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính thế
giới, mức tăng trưởng kinh tế lại có xu hướng giảm
và duy trì ở mức dưới 7%/năm.
Kim ngạch xuất nhập khẩu gia tăng
Việc chủ động và tích cực tham gia hội nhập
kinh tế quốc tế cùng với tận dụng lợi thế cạnh
tranh nguồn tài nguyên phong phú, lao động dồi
dào, nền tảng chính trị xã hội ổn định đã giúp hoạt
động thương mại quốc tế ngày càng mở rộng, hoạt
động xuất nhập khẩu không ngừng tăng trưởng cả
về quy mô lẫn tốc độ và là động lực quan trọng để
phát triển kinh tế đất nước.
Từ năm 1986 đến nay, kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam liên tục tăng mạnh qua các năm với tốc
độ tăng bình quân là 18%/năm. So với năm 1986
thì kim ngạch xuất khẩu năm 1996 tăng 5,25 lần,
năm 2006 tăng 28 lần và 11 tháng năm 2016 tăng
107 lần. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã có
mặt trên thị trường 230 nước và vùng lãnh thổ, hầu
hết các châu lục. Nước ta có vị thế ngày càng lớn
trong xuất khẩu hàng hóa toàn cầu và được xếp
vào nhóm 30 nền kinh tế xuất khẩu hàng hóa hàng
đầu thế giới. Từ chỗ thường xuyên nhập siêu, Việt
Nam đã chuyển sang cân bằng cán cân xuất nhập
khẩu, thậm chí là có xuất siêu trong năm 2012, 2014
và 2016. Điều này giúp cán cân thương mại cân
bằng, tăng dự trữ ngoại hối và an toàn tài chính,
thanh khoản quốc gia.
Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, vốn
VÀI NHẬNĐỊNHVỀ TIẾNTRÌNH
HỘI NHẬP KINHTẾ QUỐC TẾ CỦAVIỆT NAM
ThS. THIỀU THỊ KIM DUNG
- Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng
Có rất nhiều hình thức hội nhập kinh tế quốc tế như: Khu vực mậu dịch tự do (FTA), liên minh thuế quan,
thị trường chung, liên minh kinh tế, đồng minh tiền tệ, diễn đàn hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, dưới hình thức
nào thì việc hội nhập kinh tế quốc tế cũng đóng vai trò quan trọng, to lớn đối với các bên tham gia. Đặc
biệt, đối với Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo tiền đề tăng trưởng kinh tế, phân bổ nguồn
lực hiệu quả, đổi mới cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống xã hội, mở rộng thị trường, thu hút nguồn vốn đầu
tư và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Từ khóa: Hội nhập kinh tế quốc tế, GDP, FDI, xuất nhập khẩu
1...,16,17,18,19,20,21,22,23,24,25 27,28,29,30,31,32,33,34,35,36,...110
Powered by FlippingBook