5.1. So ky 2 thang 12 - page 69

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2016
71
Các DN cũng hạn chế xây dựng kế hoạch dòng
tiền trong dài hạn (3 - 5 năm) gắn với chiến lược, bên
cạnh đó, các kế hoạch ngân sách chi được xây dựng
độc lập, hoặc phục vụ cho các mục tiêu riêng lẻ và
không phù hợp, tách biệt với chiến lược và mục tiêu
tổng thể của DN.
Đa số các DN nhỏ và vừa chưa có các chuyên viên
tài chính chuyên nghiệp tách khỏi bộ phận kế toán,
phần lớn là làm việc kiêm nhiệm nhưng chủ yếu vẫn
là nhiệm vụ kế toán. Năng lực và tầm quan trọng của
bộ phận tài chính vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu
nhiệm vụ, kế toán trưởng thường chủ yếu phụ trách
mảng kế toán trong khi mảng tài chính vẫn do giám
đốc hoặc hội đồng quản trị đảm nhiệm.
Một số giải pháp tăng cường
hiệu quả quản trị vốn lưu động
Thứ nhất, quản lý nợ phải thu
Để làm tốt công việc này, các DN cần chú trọng
nâng cao chất lượng công tác quản trị nợ. Trước hết,
cần xây dựng quy chế quản lý nợ phải thu trong
DN, đảm bảo tuân thủ kỷ luật thanh toán. Trong
đó, phải chú trọng nâng cao chính sách quản lý nợ
phải thu, quy định về điều kiện khách hàng đủ tiêu
chuẩn được nợ, hạn mức nợ sau khi đã kiểm tra các
thang bậc đánh giá cho từng tiêu chí cụ thể về khả
năng thanh toán, doanh thu dự kiến, lịch sử thanh
toán, cơ sở vật chất... của từng khách hàng; Quy định
về người phê chuẩn cho các hạn mức nợ khác nhau
trong nội bộ DN... Các chính sách này là nền tảng
hướng dẫn cho cả hệ thống và là một kênh thông tin
hiệu quả liên kết nội bộ DN trong quá trình phối kết
hợp quản lý công nợ.
Bên cạnh đó, cần tăng cường vai trò của công cụ
kế toán trong quản lý công nợ; cần trích lập dự phòng
đối với các khoản phải thu khó đòi; cần đảm bảo đủ
công cụ và phương tiện cần thiết để DN có thể thực
hiện được công tác quản trị nợ. DN nên đầu tư phần
mềm kế toán có phần hành (module) hỗ trợ quản lý
công nợ, giúp tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả
công việc của nhân viên thu nợ.
Thứ hai, quản trị tiền mặt
Nhằm quản trị dòng tiền hiệu quả, các DN cần:
Tăng cường các giải pháp quản trị dòng tiền chiến
lược:
Chú trọng xây dựng bộ quy chế tài chính và quy
chế chi tiêu nội bộ, quy chế lương và khen thưởng để
tạo ra khung pháp lý nội bộ cho quản trị dòng tiền, cụ
thể hóa các quy chế này thành các cẩm nang hướng
dẫn nghiệp vụ tài chính/dòng tiền và lồng ghép vào
các bản mô tả công việc của nhân viên các bộ phận.
Quan tâm việc lập kế hoạch dòng tiền dài hạn nhằm
cân đối thu chi trong dài hạn trên cơ sở kết hợp ba
quyết định chiến lược tối ưu: Đầu tư, tài trợ và phân
phối lợi nhuận, thực hiện phân tích tình huống/độ
nhạy để kiểm tra sự sẵn có tiền mặt trong những
hoàn cảnh khác nhau.
Đẩy mạnh các giải pháp quản trị dòng tiền tác nghiệp:
Xác định mức tồn quỹ tiền mặt hợp lý, hàng năm cần
lập kế hoạch dòng tiền chi tiết hàng tháng nhằm cân
đối thu chi trong ngắn hạn, kiểm soát chặt chẽ thu
chi; Định kỳ thực hiện phân tích dòng tiền và báo cáo
thu chi nhằm đánh giá tình hình quản trị dòng tiền
thông qua các chỉ tiêu phù hợp…
Xác định và quản lý lưu lượng tiền mặt:
Dự trữ tiền
mặt (tiền tại quỹ và tiền trên tài khoản thanh toán tại
ngân hàng) là điều tất yếu mà DN phải làm để đảm
bảo việc thực hiện các giao dịch kinh doanh hàng ngày
cũng như đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh doanh
trong từng giai đoạn. Cần lưu ý rằng, lượng tiền mặt
dự trữ tối ưu của DN phải thỏa mãn được 3 nhu cầu
chính: Chi cho các khoản phải trả phục vụ hoạt động
sản xuất - kinh doanh hàng ngày của DN như trả cho
nhà cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ, trả người lao
động, trả thuế; Dự phòng cho các khoản chi ngoài kế
hoạch; Dự phòng cho các cơ hội phát sinh ngoài dự
kiến khi thị trường có sự thay đổi đột ngột.
Xây dựng và phát triển các mô hình dự báo tiền mặt:
Tính toán và xây dựng các bảng hoạch định ngân
sách giúp DN ước lượng được khoảng định mức
ngân quỹ là công cụ hữu hiệu trong việc dự báo thời
điểm thâm hụt ngân sách để DN chuẩn bị nguồn
bù đắp cho các khoản thiếu hụt này. Nhà quản lý
phải dự đoán các nguồn nhập, xuất ngân quỹ theo
đặc thù về chu kỳ tính doanh, theo mùa vụ, theo kế
hoạch phát triển của DN trong từng thời kỳ. Ngoài
ra, phương thức dự đoán định kỳ chi tiết theo tuần,
tháng, quý và tổng quát cho hàng năm cũng được sử
dụng thường xuyên.
Tài liệu tham khảo:
1. ThS. Nguyễn Tuấn Dương, Hạn chế trong quản trị dòng tiền của DN nhỏ và
vừa, Infonet;
2. Quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp vừa và nhỏ, Diễn đàn CFO;
3. 12 bí quyết thu hồi công nợ, Tạp chí Kế toán.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần chú trọng xây
dựng bộ quy chế tài chính và quy chế chi tiêu
nội bộ, quy chế lương và khen thưởng để tạo
ra khung pháp lý nội bộ cho quản trị dòng tiền,
cụ thể hóa các quy chế này thành các cẩmnang
hướng dẫn nghiệp vụ tài chính/dòng tiền...
1...,59,60,61,62,63,64,65,66,67,68 70,71,72,73,74,75,76,77,78,79,...110
Powered by FlippingBook