TCTC (2018) so 4 ky 2 đầy đủ - page 69

70
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
không phải chỉ là “công cụ lao động”. Ngoài ra, các
nhà quản trị DN ngoài năng lực quản lý tốt cũng
cần phải là những nhà lãnh đạo xuất sắc, có thể
cảm nhận, dự báo và đánh giá những biến động
của môi trường kinh doanh bên ngoài và cả những
mầm mống vấn đề bên trong tổ chức để chủ động
thay đổi… Do đó, các nhà quản trị DN cần có sự
thay đổi về tầm nhìn định hướng, cách nhìn nhận
các nguồn lực phát triển trong DN; Cần phân biệt
và tách biệt giữa hoạt động quản trị với hoạt động
điều hành…
Thứ ba,
nâng cao kỹ năng quản trị. Trong thời
đại Cách mạng công nghiệp 4.0, khi vai trò “đòn
bẩy” của nhà quản trị trở nên rõ ràng và quan
trọng hơn bao giờ hết, để kiến tạo nên sự vượt
trội, nhà quản trị cần được trang bị lối tư duy,
những công cụ và phương pháp mới để sẵn sàng
tiên phong mở đường cho tổ chức đi tới những
thắng lợi lớn lao trong thời đại mới. Chẳng hạn
như, với kỹ năng xác định nguồn lực cho đầu tư
phát triển, các nhà quản trị DN cần xác định mình
đang ở đâu trong cuộc Cách mạng công nghệ 4.0,
từ đó xác định nguồn lực, xác định chiến lược
phát triển phù hợp. Chiến lược phải xuất phát từ
nguồn lực. Trong đó, nguồn lực mang tính vật
chất chỉ chiếm khoảng 25% và đặc biệt nguồn lực
trí tuệ chiếm tới 75%. Thực tế cũng cho thấy, khi
hoạch định chiến lược, các nhà quản trị thường dễ
vấp phải 03 thất bại sau: Nguồn lực bé mà đưa ra
mục tiêu lớn; Nguồn lực phù hợp nhưng không có
chiến lược và mục tiêu phù hợp nhưng không bản
lĩnh và không hành động. Do đó, các DN, các nhà
quản trị cần có nhận thức sâu sắc, phải hiểu mình
là ai và đánh giá đúng nguồn lực hiện có.
Thứ tư,
liên tục chủ động học hỏi, cập nhật những
kinh nghiệm mới quản trị mới trên thế giới để ứng
dụng vào tình hình cụ thể của DN. Việc học hỏi
không chỉ nhằm tiếp thu những kinh nghiệmmới, kỹ
năng mới mà các nhà quản trị DN cần đặt mình vào
dòng chảy của thời cuộc trên toàn cầu, từ đó tránh
những sai lầm để tận dụng cơ hội phát triển.
Tài liệu tham khảo:
1. Phương Hoa (2017), Nhà quản trị phải chủ động thay đổi bản thân mình
trong thời đại 4.0, Tạp chí The Leader;
2. TS. Phạm Hoàng Tú Linh, ThS. Phạm Xuân Viễn (2017), Lãnh đạo, quản lý
DN trước yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0;
3. Báo Trí thức trẻ (2017), Cách mạng công nghiệp 4.0 và những yêu cầu mới
cho nhà lãnh đạo;
4. Thy Hằng (2017), Thách thức quản trị DN: Còn quá nhiều việc phải làm,
Báo Diễn đàn Doanh nghiệp;
5. Một số website: vacd.vn, dddn.com.vn, cafef.vn…
BẢNG 1: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NHẰM TẠO RA SỰ KHÁC BIỆT GIỮA LÃNH ĐẠO TRUYỀN THỐNG VÀ LÃNH ĐẠO THỜI KỲ 4.0
STT Điểm khác biệt
Nội dung
1 Trách nhiệm
Các nhà quản lý truyền thống xác định rõ ràng trách nhiệm và vai tr theo nhóm hoặc theo chức năng; Các
nhà lãnh đạo 4.0 học cách phân phối các nhiệm vụ theo tình hình và năng lực của đội nhóm, nơi mà khả
năng của nhà quản lý cùng với nhân viên liên tục được liên kết; Thành công có nghĩa là tất cả những người
tham gia đã đóng góp thông tin và công sức trong mạng lưới của họ.
2
Hiệu quả
công việc
Các nhà quản lý truyền thống lập kế hoạch các nguồn lực và đánh giá kết quả đạt được (theo nguyên t c,
khu vực xác định ranh giới của một dự án). Các nhà lãnh đạo 4.0 kiểm soát quá trình thảo luận và lựa chọn
phương án, đánh giá các nhiệm vụ và kết quả cùng các thành viên trong đội và sử dụng các nguồn lực theo
tiềm năng và thẩm quyền; Các kết quả công việc được thực hiện b ng cách tích hợp các phản hồi liên tục
giữa các bên liên quan trong và ngoài tổ chức.
3
Chia sẻ
thông tin
Các nhà lãnh đạo truyền thống thường phân phát thông tin theo nghĩa vụ và cung cấp dữ liệu theo “chiến
lược” và từng phần (“thông tin là quyền lực”). Các nhà lãnh đạo 4.0 tạo ra một khuôn khổ thông tin minh
bạch, dựa vào nền tảng trách nhiệm và chủ động trong hành vi.
4 Mục tiêu và
đánh giá
Việc đánh giá hiệu suất của nhân viên theo các chu kỳ cố định (tháng, quý, năm) là công việc của nhà quản
lý truyền thống. Với lãnh đạo 4.0 việc đánh giá hiệu suất với sự trao đổi và phản hồi được thực hiện liên tục.
5
Sai lầm và
xung đột
Tránh sai lầm là tư duy của người quản lý truyền thống trước khi xảy ra mâu thuẫn. Trong khi đó, một bầu
không khí cởi mở với tư duy học hỏi từ các sai lầm được xác lập bởi các nhà lãnh đạo 4.0.
6
Thay đổi
Duy trì ngân sách, chất lượng ổn định, và giảm thiểu rủi ro là ưu tiên của các nhà quản lý truyền thống, cách
làm này để lại ít chỗ cho sự sáng tạo. Trong khi nhà lãnh đạo 4.0 luôn ở mức sẵn sàng cao cho khả năng
thay đổi trong công ty, cũng như khuyến khích sự nhanh nhẹn thích ứng giữa thị trường, khách hàng và
nhân viên.
7
Đổi mới
Tạo ra những ý tưởng mới cho các sản phẩm mới thường cực kỳ khó khăn đối với một nhà lãnh đạo truyền
thống vì nó không phù hợp với chu kỳ hoặc quy trình bình thường. Trong khi đó, lãnh đạo 4.0 biết cách
thiết kế những đổi mới dựa trên sự tập trung của nhóm vào một mục tiêu chung, nh m tận dụng tốt nhất
khả năng của mỗi cá nhân trong môi trường làm việc linh hoạt và sáng tạo.
Nguồn: Nghiên cứu Mark Elliot Zuckerberg, Elon Musk
1...,59,60,61,62,63,64,65,66,67,68 70,71,72,73,74,75,76,77,78,79,...116
Powered by FlippingBook