TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 15

14
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
Nhà nước sớm quy định về tiêu chí để đánh giá,
phân định hộ kinh doanh cá thể và các loại hình
DN khác của tư nhân cho đúng tính chất của từng
loại hình kinh tế, làm cơ sở cho việc áp dụng cơ chế
và phương thức quản lý phù hợp, tạo điều kiện
để chuyển dịch hiệu quả các hộ kinh doanh cá thể
thành DN tư nhân.
Bốn là,
đổi mới và nâng cao hơn nữa hiệu lực
quản lý nhà nước. Thực hiện nhiệm vụ này tức là
bộ máy nhà nước phải được xây dựng trên tinh thần
gọn nhẹ, công chức phải có trình độ chuyên môn
thích ứng. Cùng với đó, đẩy mạnh cải cách các thủ
tục hành chính, thực hiện xây dựng một Nhà nước,
một Chính phủ kiến tạo. Đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý, tạo dựng minh bạch
hệ thống thông tin quản lý trong xã hội.
Năm là
, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
trong phát triển KTTN nhằm mục đích để KTTN
phát triển đúng hướng, bền vững, phát huy tốt
vai trò động lực trong nền kinh tế quốc dân. Các
cấp uỷ cần quan tâm chỉ đạo việc quán triệt quan
điểm của Đảng về phát triển KTTN. Tăng cường
kiểm tra việc triển khai thực hiện các chủ trương,
chính sách về phát triển KTTN. Phát huy vai trò
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
đoàn thể xã hội trong việc động viên xã hội tham
gia phát triển KTTN đúng hướng, lành mạnh và
bền vững…
Có thể nói, tư duy nhận thức của Đảng về vai
trò, vị trí của KTTN trong nền kinh tế thị trường đã
thay đổi, nhờ đó, những nghị quyết, những cải cách
đã được ban hành đồng bộ. Tuy nhiên, ngoài những
cơ chế, chính sách hỗ trợ của Đảng và Chính phủ
cũng cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của các hội nghề
nghiệp, các ngân hàng, đặc biệt, bản thân các DN tư
nhân cũng cần phải nâng cao năng lực, đẩy mạnh
liên doanh liên kết, có như vậy mới có thể nâng cao
khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế...
Tài liệu tham khảo:
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi
mới (khóa VI, VII, VIII, IX, X), Phần I, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010;
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi
mới (khóa VI, VII, VIII, IX, X), Phần II, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010;
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011;
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016;
5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành
Trung ương khóa XII, Văn Phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2017;
6. Tô Hoài Nam, Thách thức, thời cơ với DN Việt Nam trước cuộc Cách mạng
công nghiệp 4.0, Báo Tuổi trẻ ra ngày 28/11/2016.
giải pháp, nhiệm vụ cơ bản nhằm phát triển KTTN
được nêu ra tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương
khoá XII lần thứ 5, trong đó cần tập trung vào một số
giải pháp cụ thể sau:
Một là,
thống nhất nhận thức, tư tưởng, hành
động trong triển khai các chủ trương, chính sách
về phát triển KTTN nhằm tạo ra nhận thức thống
nhất trong hệ thống chính trị - xã hội về vai trò
động lực của KTTN, từ đó tạo mọi điều kiện phát
triển KTTN, phát huy thế mạnh và tiềm năng của
KTTN; đồng thời, hạn chế những mặt tiêu cực
phát sinh trong quá trình phát triển KTTN. Tôn
trọng quyền tự chủ, tự quyết định của người kinh
doanh, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của cơ
quan quản lý nhà nước các cấp đồng thời phải có
chế tài, chế độ khen thưởng và xử phạt nghiêm
minh cả với người kinh doanh và người thi hành
công vụ trong việc khuyến khích và tạo điều kiện
để phát triển KTTN.
Hai là,
tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh
thuận lợi cho phát triển KTTN. Trước hết, cần bảo
đảm ổn định nền kinh tế vĩ mô song song với việc
nhanh chóng hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút
đầu tư tư nhân và bảo đảm hoạt động của KTTN
phát triển. Ban hành và thực thi hiệu quả pháp
luật về cạnh tranh, chống độc quyền, hình thành
khung khổ pháp lý cho việc bảo đảm cạnh tranh
lành mạnh và kiểm soát độc quyền kinh doanh,
mở rộng khả năng tham gia thị trường và thúc
đẩy cạnh tranh bình đẳng. Tăng cường phát triển
dịch vụ tư vấn hỗ trợ đối với KTTN, nhất là cho
hộ kinh doanh cá thể. Tiếp tục đẩy mạnh thực
hiện cơ cấu lại khu vực kinh tế nhà nước để tăng
thêm không gian hoạt động cho KTTN. Tạo mọi
khả năng để các DN tư nhân dễ dàng tiếp cận với
các nguồn lực phát triển như: Tài chính, đất đai,
công nghệ, nhân lực…
Ba là,
hỗ trợ KTTN đổi mới sáng tạo, hiện đại hoá
công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao
năng suất lao động. Khuyến khích, tạo mọi cơ hội
cho DN tư nhân tiếp cận và ứng dụng công nghệ tiên
tiến vào sản xuất kinh doanh. Phát triển thị trường
vốn dài hạn, thúc đẩy sự phát triển của các quỹ đầu
tư mạo hiểm gắn với phát triển công nghệ và sáng
tạo... Có các biện pháp hỗ trợ DN khởi nghiệp và
một số DN đang hoạt động hiệu quả trong các lĩnh
vực ứng dụng và phát triển công nghệ, nhất là công
nghệ trung bình, công nghiệp phụ trợ gắn với các
chuỗi giá trị toàn cầu. Khuyến khích các cơ sở khoa
học, các nhà quản lý, các nhà khoa học liên kết với
DN trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho các DN
và chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến cho DN…
1...,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14 16,17,18,19,20,21,22,23,24,25,...145
Powered by FlippingBook