TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 17

16
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
Tình hình khởi nghiệp tại Việt Nam
Thời gian qua, phong trào khởi nghiệp tại Việt
Nam có nhiều chuyển biến tích cực. Điều này
được thể hiện trực tiếp thông qua số thương vụ
được nhận đầu tư và các lĩnh vực khởi nghiệp
nhận được nhiều sự quan tâm trong thời gian vừa
qua (Hình 2).
Tại Việt Nam, những ghi nhận đầu tiên về các
thương vụ đầu tư cho DN khởi nghiệp được bắt
đầu từ năm 2011 và được thống kê liên tục cho
đến thời điểm hiện tại. Tính đến hết năm 2017, hệ
sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam đã ghi nhận
có 92 thương vụ đầu tư với tổng giá trị là gần
300 triệu USD, tăng gần 2 lần so với số thương vụ
của năm 2016 và tăng hơn 9 lần so với năm 2011.
Đồng thời, năm 2017 cũng ghi nhận sự thay đổi
trong trào lưu đầu tư vào các DN khởi nghiệp so
với năm 2016. Thống kê về 6 lĩnh vực khởi nghiệp
nhận được sự quan tâm nhiều nhất của các nhà
đầu tư chỉ ra hai xu hướng sau:
Một là,
sự quan tâm của các nhà đầu tư với các lĩnh
vực khởi nghiệp tại Việt Nam thay đổi theo thời gian.
Cụ thể, trong số 6 lĩnh vực được quan sát chỉ có
thương mại điện tử, công nghệ tài chính và truyền
thông duy trì được sự quan tâm của các nhà đầu
tư trong giai đoạn 2016-2017, còn lại các lĩnh vực
khác đã có sự biến động mạnh. Điều này cho thấy,
các nhà đầu tư đánh giá tích cực về tiềm năng khởi
nghiệp trong các lĩnh vực được đánh giá là tiến bộ
tại Việt Nam và phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa
trên thế giới.
Hai là,
sự quan tâm của các nhà đầu tư với cùng
một lĩnh vực khởi nghiệp tại Việt Nam cũng thay
đổi theo thời gian. Công nghệ tài chính và thương
mại điện tử là các lĩnh vực đánh dấu sự đảo chiều
rõ rệt nhất. Năm 2016 được đánh giá là năm của
và thực tế chỉ ra rằng, không phải tất cả các hoạt
động khởi nghiệp đều thành công. Do đó, trước khi
tập trung vào việc làm cách nào để khởi nghiệp,
cần chắc chắn rằng, đã nắm bắt được tất cả các đặc
điểm của hoạt động khởi nghiệp (Hình 1). Những
đặc điểm này bao gồm:
-
Sự đột phá
: Bản chất của quá trình khởi nghiệp
là quá trình hiện thực hoá ý tưởng kinh doanh
giữa những người đam mê sáng tạo. Vì vậy, khởi
nghiệp hướng tới việc gia tăng giá trị cạnh tranh
thông qua việc tạo ra một sản phẩm chưa hề có
trên thị trường hoặc tạo ra một sản phẩm với giá
trị tốt hơn so với những thứ sẵn có.
-
Sự tăng trưởng
: Một DN khởi nghiệp sẽ không
đưa ra giới hạn cho sự tăng trưởng mà hướng tới
việc tăng trưởng ở mức lớn nhất có thể. Do đó,
các DN khởi nghiệp được đánh giá là người mở
đường, người khai phá thị trường và thường tạo
ra ảnh hưởng lớn, định hình cho các DN khác cho
quá trình đầu tư.
-
Vốn ban đầu
: Cũng giống như các hoạt động đầu
tư khác, vốn ban đầu là đặc điểm rất cần thiết để tiến
hành khởi nghiệp. Nguồn vốn cho hoạt động khởi
nghiệp khá đa dạng và được chia thành 2 nguồn
chính: Nguồn vốn đến từ chính nội bộ vốn góp của
những người sáng lập và nguồn vốn đến từ đóng
góp từ bên ngoài. Đối với trường hợp các DN khởi
nghiệp, nguồn vốn đến từ đóng góp từ bên ngoài
có thể đến từ gia đình, bạn bè, hoặc cũng có thể đến
từ hình thức gọi vốn từ cộng đồng. Tuy nhiên, gần
như tất cả các DN khởi nghiệp đều cần huy động
vốn từ các nhà đầu tư thiên thần và các quỹ đầu tư
mạo hiểm.
-
Công nghệ
: Đối với các DN khởi nghiệp, công
nghệ được ứng dụng trong việc đạt được mục tiêu
kinh doanh, tham vọng tăng trưởng. Đặc biệt, với
các DN khởi nghiệp về sản xuất, công nghệ thường
được nhấn mạnh như là một đặc tính tiêu biểu, một
giá trị cạnh tranh của các sản phẩm.
HÌNH 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG KHỞI NGHIỆP
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
HÌNH 2: THỐNG KÊ VỀ TÌNH HÌNH KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Topica Founder Institute
1...,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16 18,19,20,21,22,23,24,25,26,27,...145
Powered by FlippingBook