TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 65

64
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
mục tiêu tìm hiểu về thị trường tài chính và ngành
chứng khoán Việt Nam. 5 năm sau, Công ty Đầu tư
Shinhan hoàn tất việc mua lại 100% cổ phần CTCK
Nam An và đổi tên thành Công ty TNHH Chứng
khoán Shinhan Việt Nam. Quá trình Công ty Đầu tư
Shinhan mua lại cổ phần của CTCK Nam An được
nhìn nhận là khá thuận lợi cho đối tác Hàn Quốc, vì
khi đó Nam An đang làm ăn yếu kém kéo dài.
Cũng trong tình cảnh hoạt động không mấy
khởi sắc, sức ảnh hưởng trên thị trường mờ nhạt,
sự rút lui của các cổ đông trong nước tại CTCK
Đệ Nhất (FSC) đã mở đường cho cổ đông ngoại là
CTCK Yuanta (Đài Loan) vào thế chân và đổi tên
thành CTCK Yuanta Việt Nam (YSVN) từ đầu năm
2018. Khác với một số CTCK khác, sau khi nắm cổ
phần chi phối, cổ đông ngoại tìm cách gom mua để
sở hữu 100% cổ phần, trên cơ sở đó thay đổi mô
hình doanh nghiệp từ công ty cổ phần thành công
ty TNHH, YSVN hiện vẫn hoạt động theo mô hình
công ty cổ phần. Ngoài ông Lê Minh Tâm- Chủ tịch
HĐQT của YSVN hiện là người Việt Nam duy nhất
có chân trong HĐQT của Công ty, 4 thành viên khác
đều là người nước ngoài.
Thành công và thất bại
Sau nỗ lực đổi tên và tiến hành các bước cải cách
về chiến lược hoạt động, trong số 9 CTCK đổi tên
được ghi nhận đến thời điểm này, ngoại trừ CTCK
Hà Thành đang chờ thủ tục xóa sổ hoạt động, thì
7/9 công ty làm ăn có lãi trong quý I/2018. Đặc biệt,
một số CTCK đã tìm ra hướng đi riêng, thị trường
ngách để dần vươn lên. Điều này phần nào cho thấy,
các CTCK bước đầu thành công với cái tên mới và
những cải tổ mạnh mẽ.
Song song với việc đổi tên, nhiều CTCK đã đầu
tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ, tự động và trực
tuyến hóa trong các sản phẩm dịch vụ nhằm hỗ trợ
nhà đầu tư giao dịch nhanh chóng. Sau hơn 1 năm
hoạt động theo mô hình chứng khoán online và giá
rẻ, hiệu quả kinh doanh của HFT được cải thiện khi
kết thúc quý I/2018, HFT đạt 3,1 tỷ đồng doanh thu
và lãi 1,2 tỷ đồng. Cả hai chỉ tiêu này đều tăng gần
gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái…
Sau thời gian dài hoạt động èo uột, kết quả kinh
doanh bước đầu của CTCK Everest cũng đã có
những chuyển biến khả quan. Quý I/2018, Công ty
ghi nhận 57,6 tỷ đồng doanh thu, 34,6 tỷ đồng lợi
nhuận sau thuế, trong khi lần lượt các chỉ tiêu này
trong quý I/2017 là 12,5 tỷ đồng và 1,2 tỷ đồng.
Bên cạnh những CTCK có tín hiệu khởi sắc ban
đầu, còn nhiều vẫn chưa thoát khỏi tình trạng làm
ăn thua lỗ, thậm chí đang bị “xóa tên”. Sau khi đổi
tên từ CTCK Hà Thành thành CTCK Tonkin, thua
lỗ vẫn đeo đẳng Công ty này. Mới đây, Chủ tịch
UBCKNN đã ban hành Quyết định 247/QĐ-UBCK
chấm dứt hoạt động kinh doanh được cấp phép của
CTCK Tonkin để thực hiện thủ tục thu hồi Giấy
phép thành lập và hoạt động, do quá thời hạn đình
chỉ hoạt động theo Quyết định 153/QĐ-UBCK ngày
23/02/2017 mà Công ty không khắc phục được tình
trạng bị đình chỉ theo quy định…
Cùng với CTCK Hà Thành, CTCK Kiến Thiết
Việt Nam cũng liên tục thua lỗ kéo dài. Trong quý
I/2018 ghi nhận khoản doanh thu của Công ty chỉ
đạt 353 triệu đồng, lỗ 2,3 tỷ đồng. Khoản lỗ này đã
làm tăng mức lỗ lũy kế của Công ty này đến hết quý
I/2018 lên trên 18 tỷ đồng; điều này khiến vốn chủ sở
hữu của Công ty này đã mỏng, nay lại bị giảm chỉ
còn 41,9 tỷ đồng.
Sau đổi tên, những tưởng cổ đông ngoại đến từ
Đài Loan sẽ có “phép màu” giúp CTCK Yuanta Việt
Nam thoát lỗ nhưng trên thực tế, trong quý I/2018,
Công ty đạt 23,7 tỷ đồng doanh thu, lỗ 2,5 tỷ đồng.
Tình trạng thua lỗ do trong kỳ Công ty ghi nhận
chi phí tăng tới 515% so với cùng kỳ năm trước vì
chi phí môi giới tăng, cắt lỗ các khoản đầu tư tự
doanh… Dự báo, tình trạng thua lỗ của Yuanta Việt
Nam ít nhất kéo dài đến hết năm 2018, khi Đại hội
đồng cổ đông thường niên năm 2018 của Công ty
mới đây thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay
với 87,3 tỷ đồng doanh thu, lỗ 23,6 tỷ đồng.
Thách thức phía trước
Thực tế cho thấy, sau đổi tên, nhiều CTCK có
tham vọng tìm vị thế mới trên thị trường và một
trong những giải pháp để biến tham vọng thành
hiện thực là bước vào cuộc đua tăng vốn với mức
lớn, lịch trình tăng vốn dày đặc. Càng những CTCK
có mức vốn thấp, càng thể hiện tham vọng tăng vốn
mạnh.
Đầu tháng 4/2018, HĐQT của Everest đã thông
qua phương án phát hành riêng lẻ trái phiếu EVS
Bond.01.2018. Theo đó, Everest có tham vọng phát
hành 3.000 trái phiếu, tương đương 300 tỷ đồng
với giá chào bán là 100 triệu đồng/trái phiếu (bằng
Saunỗ lựcđổi tênvà tiếnhànhcácbước cải cách
về chiến lược hoạt động, trong số 9 CTCK đổi
tên được ghi nhận đến thời điểmnày, ngoại trừ
CTCK Hà Thành đang chờ thủ tục xóa sổ hoạt
động, thì 7/9 công ty làm ăn có lãi trong quý
I/2018. Đặc biệt, một số CTCK đã tìm ra hướng
đi riêng, thị trường ngách để dần vươn lên.
1...,55,56,57,58,59,60,61,62,63,64 66,67,68,69,70,71,72,73,74,75,...121
Powered by FlippingBook