TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 71

70
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Bất cân xứng thông tin và lý thuyết phát tín hiệu
Một lập luận ủng hộ chính sách chi trả cổ tức
cao là lý thuyết phát tín hiệu, được phát triển bởi
Bhattacharya (1979), Miller và Rock (1985), John và
William (1985) và một số tác giả khác. Lý thuyết
này dựa trên bất cân xứng thông tin cho rằng, các
nhà quản lý có nhiều thông tin về lợi nhuận và triển
vọng hoạt động của công ty hơn NĐT bên ngoài nên
họ sử dụng thay đổi trong tỷ lệ chi trả cổ tức tiền
mặt để truyền tải những thông tin đến thị trường
nhằm giảm thiểu chênh lệch thông tin, nhờ đó tác
động đến giá cổ phiếu. Theo Jaganathan, Stephen và
Weisbach (2000), DeAngelo, DeAngelo và Skinner
(2000), khi công ty tăng cổ tức đều đặn, họ đang
thực hiện một cam kết sẽ tiếp tục dòng tiền này
trong tương lai, và thông tin về khả năng đạt được
lợi nhuận cao trong tương lai là chắc chắn được phát
ra. Trong khi các báo cáo tài chính định kỳ có thể
không phản ảnh được lợi nhuận kinh tế, NĐT sẽ
dựa vào việc chi trả cổ tức để đánh giá tình hình tài
chính hiện tại và triển vọng hoạt động của công ty…
Lý thuyết đại diện
Giả định của lý thuyết này là các nhà quản lý
không phải luôn hành động theo lợi ích của cổ đông
là tối đa hóa giá trị cổ phiếu, rất nhiều nhà quản
lý tập trung vào việc đạt được các lợi ích cá nhân.
Theo Jensen (1986), khi lợi nhuận giữ lại cao, các nhà
quản lý có xu hướng đầu tư vào những dự án xấu.
Do đó, chi trả cổ tức cao làm tăng giá trị cổ phiếu bởi
vì nó làm giảm dòng tiền tự do mà ban quản lý có
thể tùy nghi sử dụng và do đó kiểm soát được vấn
đề đầu tư quá mức không hiệu quả.
Theo Jensen và Meckling (1976), Fama và Jensen
(1983), Jensen (1986), Shleifer và Vishny (1997),
những cổ đông bình thường rất khó giám sát Ban
quản lý nên cần có một người (tổ chức) bên ngoài
có chuyên môn đại diện cho họ thực hiện việc này.
Theo Easterbrook (1984), cổ tức được sử dụng để lấy
dòng tiền tự do khỏi sự kiểm soát của Ban quản lý và
trả về cho cổ đông, điều này đảm bảo rằng, công ty
sẽ phải tiếp cận thị trường vốn để huy động vốn tài
trợ cho các dự án mới. Nhu cầu tiếp cận thị trường
vốn áp đặt kỷ luật cho Ban quản lý, vì khi huy động
vốn bên ngoài công ty phải chịu sự điều tra, giám
sát của các trung gian tài chính, các cơ quan chức
năng, sở giao dịch chứng khoán và các NĐT tiềm
năng. Những hoạt động giám sát này giảm chi phí
đại diện và làm tăng giá trị thị trường của công ty.
Lý thuyết chính sách cổ tức phục vụ nhu cầu nhà đầu tư
Lý thuyết CSCT phục vụ nhu cầu NĐT phát
nhiều hơn giá trị được tạo ra bởi chính sách đầu tư.
MM không chứng tỏ rằng, chính sách chi trả cổ tức
không quan trọng với ý rằng cổ đông không quan
tâm đến CSCT mà công ty lựa chọn. Cổ đông có
quan tâm đến CSCT của công ty, họ rõ ràng muốn
các nhà quản lý phân phối toàn bộ giá trị mà chính
sách đầu tư tạo ra trong suốt vòng đời DN.
Thứ hai,
các giả định trong lập luận của MM thật
khó có được trong thực tế và có thể có nhiều người
không đồng tình với quan điểm này. Tuy vậy, tranh
luận này chứa đựng một thông điệp vô cùng giá trị đó
là: Các công ty đã đầu tư vào các dự án tồi thì không
thể hy vọng rằng, có thể phục hồi lại hình ảnh của nó
đối với cổ đông bằng cách chi cho họ cổ tức thật cao.
Lý thuyết nhóm nhà đầu tư
Theo MM (1961), Elton và Gruber (1970), Black
và Scholes (1974), các công ty khác nhau có các
CSCT nhằm phục vụ cho các nhóm NĐT khác nhau
về nghĩa vụ thuế. Theo đó, những công ty chi trả cổ
tức cao sẽ thu hút các NĐT có mức thuế suất cao và
những NĐT có mức thuế suất thấp sẽ ưa thích cổ
phiếu chi trả cổ tức thấp.
Black và Scholes (1974) cho rằng, thậm chí nếu
NĐT khác nhau trong sự ưa thích cổ tức hay lãi vốn,
cạnh tranh về phía các công ty làm cho các công ty
khó thay đổi giá trị bằng cách lựa chọn một CSCT
hấp dẫn đối với một nhóm NĐT nào đó. Một cách
trực quan, nếu một nhóm NĐT nào đó trả giá cao
cho cổ phiếu của các công ty đáp ứng sự ưu thích cổ
tức của họ, các công ty khác cũng sẽ theo đuổi CSCT
tương ứng đó và ngay lập tức phần giá trị cao hơn
có được do CSCT mang lại sẽ bị biến mất. Lý thuyết
này hàm ý rằng, các công ty không nên thay đổi
CSCT của mình vì điều này làm cho các NĐT thay
đổi cổ phiếu nắm giữ và gây tốn kém cho họ.
Lý thuyết chi phí giao dịch
Theo lý thuyết chi phí giao dịch, để chi trả cổ tức,
công ty phải huy động vốn từ bên ngoài để đáp ứng
các nhu cầu đầu tư và phải chịu các chi phí phát hành
(Bhattacharya, 1979). Hơn nữa, khi công ty phải huy
động thêm vốn từ bên ngoài để tài trợ cho các dự án
mới, các cổ đông hiện hữu đối mặt với việc kiểm soát
bị pha loãng. Để duy trì sự kiểm soát công ty, họ phải
đăng ký mua thêm cổ phiếu và tốn chi phí giao dịch,
cuối cùng tất cả những chi phí này sẽ được phản
ánh vào giá cổ phiếu và giá trị công ty. Kết quả là lý
thuyết chi phí giao dịch khuyến nghị rằng các công
ty nên sử dụng lợi nhuận giữ lại đến mức có thể, cổ
tức chỉ được chi trả khi nó không tạo ra sự thiếu hụt
nguồn vốn từ bên trong để tài trợ cho dự án mới.
1...,61,62,63,64,65,66,67,68,69,70 72,73,74,75,76,77,78,79,80,81,...121
Powered by FlippingBook