TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 67

66
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
bao gồm cả giá trị ở nước sản xuất và giá trị ở nước
tiêu thụ cộng lại, giá trị đó được gọi là giá trị mang
tính toàn cầu.
Các chuỗi giá trị toàn cầu (GVCs) đang tạo chuyển
biến của thương mại toàn cầu và sẽ thực sự mang
lại lợi ích lớn cho các nước đang phát triển. Đây là
nhận định chung được Ngân hàng Thế giới (WB),
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), OECD, Viện
Nghiên cứu các nền kinh tế đang phát triển (IDE-
JETRO) và Trung tâm nghiên cứu về chuỗi giá trị
toàn cầu của Đại học Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
(UIBE) đưa ra trong Báo cáo về Phát triển Chuỗi giá
trị toàn cầu năm 2017. GVCs tạo ra nhiều cơ hội mới
cho các nước đang phát triển, làm gia tăng sự tham
gia của các nước này trên thị trường toàn cầu và
đa dạng hóa xuất khẩu. Tuy nhiên, trong khi GVCs
giúp nhiều nước đang phát triển tiến bước vượt bậc,
một số nước hưởng lợi nhiều hơn nước khác, thì
một số nước, các doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa,
công nhân ở các nền kinh tế phát triển và đang phát
triển lại đang tụt lại phía sau.
Có thể khẳng định rằng, việc tham gia vào các
chuỗi giá trị toàn cầu góp phần gia tăng năng suất
và sự phát triển kinh tế của mỗi địa phương, DN.
Cụ thể, như:
- Các chuỗi giá trị toàn cầu góp phần gia tăng
năng suất, tăng trưởng nhanh hơn và mang lại lợi
ích cho toàn thể người dân. Các nước có thể tối đa
hóa lợi ích của GVCs bằng cách chuyển sang các
hoạt động có giá trị gia tăng cao hơn, giảm chi
phí thương mại và làm cho GVCs toàn diện hơn.
Các chuỗi giá trị toàn cầu góp phần nâng cao tính
chuyên môn hóa trong quá trình sản xuất của các
Cơ hội tham gia vào
chuỗi giá trị toàn cầu của cà phê Việt Nam
Thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế cho thấy, một
sản phẩm được sản xuất ra ở một quốc gia nào đó,
khi được xuất khẩu và tiêu thụ ở những quốc gia
khác chính là tạo ra chuỗi các giá trị toàn cầu. Nói
cách khác, giá trị của một chuỗi sản phẩm xuất khẩu
CƠHỘIVÀTHÁCHTHỨCCỦANGÀNHHÀNG
CÀPHÊVIỆTNAMKHI THAMGIA CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU
TS. PHẠM THỊ THỦY
– Đại học Lao động – Xã hội *
Cà phê được coi là một thế mạnh của ngành Nông nghiệp Việt Nam. Các chủ thể của cà phê Việt Nam đã
tìm được những chỗ đứng nhất định trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành nông sản thế giới. Tuy nhiên,
khi tham gia vào chuỗi giá trị cà phê toàn cầu, cà phê Việt Nam bộc lộ những yếu kém, đó là thụ động
trong xuất khẩu, phụ thuộc vào giá thị trường thế giới của các tác nhân trong chuỗi giá trị từ người nông
dân, các doanh nghiệp thu mua cho tới cả các nhà xuất khẩu. Để tiếp tục khẳng định vị thế, ngành cà phê
Việt Nam cần giải quyết những tồn tại trên, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, nắm bắt các cơ hội gia
tăng giá trị cho sản phẩm trên thị trường thế giới.
Từ khóa: Cà phê, xuất khẩu, chuỗi giá trị toàn cầu, cạnh tranh, hội nhập
OPPORTUNITIES AND CHALLENGES OF COFFEE PRODUCERS IN
VIETNAMWHEN TAKING PART IN THE GLOBAL VALUE CHAIN
Coffee producing is considered a strength of
the Vietnamese agriculture. The Vietnamese
coffee producers find their places in the global
value chain of agricultural products. However,
when participating in the global coffee value
chain, Vietnamese coffee producers have
shown weaknesses such as passive export and
dependence on the world market price of all
coffee producers and exporters. To ensure the
current situation, the coffee sector of Vietnam
has to remove the obstacles when taking part
in the global value chain and to grasp the
opportunities to improve the product value
on the global market.
Key words: Coffee, export, global value chain, competi-
tion, integration
Ngày nhận bài: 30/5/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 14/6/2018
Ngày duyệt đăng: 20/6/2018
*Email:
1...,57,58,59,60,61,62,63,64,65,66 68,69,70,71,72,73,74,75,76,77,...121
Powered by FlippingBook