TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 68

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
67
nước và các DN. Khi tham gia chuỗi giá trị, các công
đoạn tạo ra giá trị của sản phẩm không chỉ được tiến
hành ở một DN, một quốc gia mà tuỳ vào tính chất
của mỗi loại hàng và dịch vụ mà có một hệ thống
các hoạt động bao gồm hàng loạt các DN khác nhau
đảm trách, hợp thành một mạng lưới cung ứng, sản
xuất, phân phối và dịch vụ nằm rải rác trên khắp thế
giới tạo ra chuỗi giá trị toàn cầu. Thông qua sự phân
công lao động này, mỗi nước sẽ phát triển một kỹ
năng cụ thể nào đó, từ đó biến những kỹ năng đó
thành lợi thế của mình.
- Khi tham gia vào chuỗi giá trị, các DN có thể
được hưởng lợi từ những hỗ trợ kỹ thuật hay đào
tạo nhân viên từ các công ty đa quốc gia dành cho
DN trong chuỗi nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm và dịch vụ mà các DN này cung ứng cho họ.
- Tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đồng nghĩa
với việc gia tăng các hoạt động ngoại thương và thu
hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Từ
đó, nền kinh tế có điều kiện để phát triển, tạo ra
việc làm, giảm thất nghiệp và gia tăng thu nhập cho
người dân địa phương.
Những lợi ích trên cho thấy, việc ngành hàng cà
phê Việt Nam cần thiết tham gia vào chuỗi giá trị
toàn cầu là tất yếu nhằm góp phần nâng cao năng
xuất và giá trị gia tăng cho hàng cà phê Việt Nam
trong xu thế hiện nay.
Thách thức đối với cà phê Việt Nam
Bên cạnh những cơ hội mang lại cho ngành hàng
cà phê Việt Nam khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn
cầu nêu trên, thực tiễn cũng đặt ra nhiều thách thức
cần giải quyết.
Thứ nhất,
năng lực tham gia của các chủ thể vào
chuỗi giá trị toàn cầu còn nhiều hạn chế. Tình trạng
sản xuất manh mún khiến cho khó cơ giới hóa, năng
suất thấp, chất lượng không đồng đều. Hầu hết các
hộ nông dân đều không có năng lực tiếp cận với thị
trường, họ sản xuất theo kinh nghiệm và dựa vào
những tính toán chủ quan về thị trường. Vì thế, cà
phê của Việt Nam mới chỉ tham gia vào các khâu có
giá trị gia tăng thấp như: trồng trọt, thu gom, sơ chế
và xuất khẩu sản phẩm thô, đây là những khâu có
giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị mặt hàng
cà phê. Ở những khâu có giá trị gia tăng cao như:
nghiên cứu và triển khai, chế biến, phân phối (bán lẻ
trực tiếp trong và ngoài nước) và marketing chúng ta
vẫn chưa tham gia được, hoặc mức độ tham gia còn
rất thấp. Do đó, giá trị gia tăng của mặt hàng cà phê
Việt Nam còn rất thấp.
Thứ hai
, khâu thu gom, chế biến chưa hoàn chỉnh
và thiếu bền vững. Hầu hết người trồng, đại lý và
DN đều ít nhiều tham gia chế biến sản phẩm bằng
nhiều loại công nghệ khác nhau, khiến cho sản
phẩm cà phê sau thu hoạch không đồng đều, chất
lượng không cao và giá khó có thể phản ánh đúng
hàm lượng chế biến của sản phẩm. Trong khi đó,
tiêu biểu như tại Indonessia, khâu chế biến chỉ tập
trung ở các DN lớn.
Thứ ba,
hoạt động marketing và phân phối của
DN cà phê Việt Nam hiện nay vẫn chưa phát triển và
đang phụ thuộc vào các nhà buôn nước ngoài. Mạng
lưới các nhà phân phối sản phẩm bao gồm: DN sản
xuất cà phê Việt Nam, các nhà rang xay thế giới, các
nhà buôn, người mua toàn cầu và cuối cùng là người
tiêu dùng. Chính khoảng cách rất xa giữa nhà sản
xuất cà phê Việt Nam và người tiêu dùng quốc tế
cuối cùng đã làm chúng ta khó khăn hơn trong việc
nắm bắt nhu cầu thị trường để có thể sản xuất, đáp
ứng nhanh chóng với xu hướng tiêu dùng. Ngoài
ra, hiểu rõ nhu cầu của người mua sẽ giúp chúng ta
tránh khỏi hiện tượng ép giá từ các nhà buôn, nhà
chế biến chuyên sâu thế giới như hiện trạng.
Thứ tư,
việc xây dựng và phát triển thương hiệu
nông sản của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Sau 30
năm phát triển mang tính bùng nổ, tuy đã được thế
giới thừa nhận là “cường quốc” trong xuất khẩu một
số nông sản như gạo, cà phê… nhưng Việt Nam mới
chỉ là cường quốc sản xuất và bán cà phê hạt, được
chia phần giá trị gia tăng rất hạn chế trong chuỗi
giá trị. Mặc dù, cà phê Việt Nam đã có mặt trên toàn
thế giới nhưng người tiêu dùng trên thế giới vẫn
chưa biết rằng họ hằng ngày vẫn đang dùng cà phê
hiệu Nestle, Maxell, Folger... có nguồn gốc tại Việt
Nam. Bên cạnh đó, việc duy trì, phát triển và bảo vệ
thương hiệu cà phê hiện nay đang gặp phải những
khó khăn (chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng
bị ăn cắp thương hiệu hay bị các doanh nghiệp đăng
ký thương hiệu sản phẩm cà phê ở thị trường nước
ngoài. Ví dụ: Cà phê Trung Nguyên ở một số bang
của Hoa Kỳ hay cà phê Tây Nguyên ở Trung Quốc).
Một số định hướng cho hàng cà phê Việt Nam
Để nâng cao giá trị gia tăng cho hàng cà phê xuất
khẩu Việt Nam trong thời gian tới, cần nâng cao giá
trị gia tăng trong các khâu mà chúng ta đã tham gia,
đặc biệt tăng cường sự tham gia vào các khâu mà
chúng ta hiện chưa tham gia được hoặc chỉ tham
gia ở mức rất thấp như: khâu R&D, tinh chế, phân
phối và marketing. Chúng tôi cho rằng, cần phải có
những định hướng cụ thể:
Đầu tư nghiên cứu và phát triển
Nghiên cứu và phát triển (R&D) có vai trò hết
1...,58,59,60,61,62,63,64,65,66,67 69,70,71,72,73,74,75,76,77,78,...121
Powered by FlippingBook