TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 77

76
KINH TẾ QUỐC TẾ
duyệt Kế hoạch Maritime Trailblazer nhằm hỗ trợ
đào tạo nghiệp vụ cho nhóm kỹ sư hàng hải, đội
ngũ điều hành hàng hải và các vị trí khác. Với sự
phát triển mạnh mẽ của kinh tế hàng hải thì việc đặt
mục tiêu đạt tỷ trọng 5 - 7% giá trị thị trường kinh
tế hàng hải toàn cầu vào năm 2020 của nước Anh là
hoàn toàn có thể thực hiện được.
Trung Quốc
Nhờ chính sách cải cách kinh tế và mở cửa, nền
kinh tế Trung Quốc đã nhanh chóng trỗi dậy trở
thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Việc phát
triển khai thác cảng biển, đặc biệt là các thương cảng
hỗ trợ cho phát triển ngoại thương, đã đạt nhiều kết
quả đáng ghi nhận. Trong quá trình phát triển các
dịch vụ cảng biển của Trung Quốc có thể rút ra một
số bài học sau:
Thứ nhất,
chính sách mềm dẻo, hấp dẫn khuyến
khích nhà đầu tư.
Trung Quốc có kinh nghiệm trong đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng cảng biển và thu hút các nhà
đầu tư hiệu quả, thông qua việc thực hiện chính
sách mở cửa trong đầu tư xây dựng phát triển cảng,
khuyến khích và ưu đãi nước ngoài đầu tư, cho
phép tư nhân xây dựng, kinh doanh khai thác cảng.
Chính sách phát triển dịch vụ Trung Quốc ngoài
việc tăng lượng vốn do Nhà nước nắm quyền chi
phối để hợp tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
rồi cho thuê để thu hồi vốn; đồng thời các công ty
này có thể thế chấp đất cho ngân hàng để lấy vốn
đầu tư. Nhà nước không phải đầu tư thêm vốn để
xây dựng kết cấu hạ tầng rồi cho thuê để thu hồi
vốn, đồng thời các công ty này có thể thế chấp đất
cho ngân hàng để lấy vốn đầu tư. Nhà nước không
phải đầu tư thêm vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng
nhưng vẫn thu hút các nhà đầu tư – đây là mô hình
khá thành công trong cơ chế thị trường, không tạo
gánh nặng cho ngân sách.
Từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) năm 2001, Trung Quốc cam kết tự do hóa
trong lĩnh vực dịch vụ cảng biển, đối xử với người
cung cấp dịch vụ nước ngoài như đối với nhà cung
cấp dịch vụ trong nước. Trung Quốc đã ký kết các
hiệp định song phương về vận tải biển với 56 quốc
gia để triển khai xây dựng 200 dự án cảng. Bên
cạnh đó, Trung Quốc có kinh nghiệm trong đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển và thu hút các
nhà đầu tư rất hiệu quả, thông qua việc thực hiện
chính sách mở cửa trong đầu tư xây dựng phát triển
cảng, khuyến khích và ưu đãi nước ngoài đầu tư,
cho phép tư nhân xây dựng kinh doanh khai thác
cảng. Các chính sách mềm dẻo, thủ tục hành chính
đơn giản đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hãng tàu
nước ngoài khi đến Trung Quốc. Nhờ vậy, các cảng
biển Trung Quốc được chọn là điểm đến hấp dẫn
của các hãng vận tải biển nước ngoài.
Thứ hai
, ưu tiên nâng cấp cơ sở hạ tầng cảng
biển để đáp ứng tốc độ tăng trưởng nhanh của
kinh tế hàng hải.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại các cảng biển và
cầu cảng của Trung Quốc luôn được bảo trì và nâng
cấp lên mức độ hiện đại nhất nhằm đáp ứng khả
năng đón tiếp các loại tàu trọng tải lớn trên thế giới.
Tính đến nay, Trung Quốc có hơn 200 cảng biển,
trong đó có 60 cảng có thể đón tàu trọng tải hơn
10.000 DWT. Đặc biệt, trong số 10 cảng container lớn
nhất thế giới năm 2017, Trung Quốc có tới 6 cảng:
Thượng Hải, Thẩm Quyến, Hồng Kông, Ninh Ba -
Chu Sơn, Thanh Đảo và Thiên Tân.
Thứ ba,
coi đóng tàu là nền tảng quan trọng trong
phát triển kinh tế đất nước.
Trung Quốc coi đóng tàu là nền tảng quan trọng
trong phát triển kinh tế đất nước. Hiện tại, tỷ trọng
đóng tàu của các nhà máy ở Trung Quốc chiếm
khoảng 15% thị phần sản xuất và 17% tổng số đơn
đặt hàng đóng tàu của thế giới. Chính phủ Trung
Quốc đặc biệt quan tâm đến phát triển ngành đóng
tàu, vì đây không chỉ là một chất xúc tác cho công
cuộc hiện đại hóa công nghiệp của nước này, mà
còn là bước đệm trong nỗ lực đưa nước này trở
thành một cường quốc về kinh tế.
Singapore
Là một quốc đảo nhỏ tách ra từ Malaysia (1963)
có diện tích chưa tới 700 km
2
với rất ít tài nguyên
thiên nhiên, phần lớn thực phẩm và nguồn nước
phải nhập khẩu, nhưng Singapore lại là một trong
những nền kinh tế phát triển hàng đầu ở Đông Nam
Á và có vị thế trên thế giới. Với vị trí địa lý thuận
lợi, nằm trong eo biển Malacca, trấn giữ con đường
hàng hải huyết mạch từ đông sang tây, nối liền Thái
Bình Dương và Ấn Độ Dương, biển là một trong
số ít tài nguyên thiên nhiên mà Singapore có được.
Chính vì vậy, Chính phủ Singapore xác định hàng
hải là một trong những ngành mũi nhọn cho phát
triển kinh tế của đất nước. Do đó, để phát triển kinh
tế hàng hải, Chính phủ Singapore đã triển khai đồng
bộ các giải pháp sau:
Thứ nhất,
ban hành các chính sách đột phá nhằm
thu hút vốn đầu tư.
Để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của
các nhà đầu tư, Chính phủ Singapore đã ban hành
các chính sách ưu đãi hấp dẫn nhằm tạo ra môi
trường thông thoáng cho các nhà đầu tư nước ngoài
1...,67,68,69,70,71,72,73,74,75,76 78,79,80,81,82,83,84,85,86,87,...121
Powered by FlippingBook