TCTC ky 2 thang 9-2016 - page 33

TÀI CHÍNH -
Tháng 9/2016
35
BẢNG 1. DƯ NỢ CHO VAY PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
TẠI AGRIBANK NĂM 2015
STT
Chỉ tiêu
Số tiền
(Tỷ đồng)
Tỷ lệ
1 Tổng dư nợ đánh bắt xa bờ
2.169,6 25%
2 Tổng dư nợ đánh bắt gần bờ
4.764 55%
3 Dư nợ ngành dịch vụ kinh tế biển
1.716 20%
4 Tổng dư nợ kinh tế biển
8.649,6 100%
Nguồn: Báo cáo của Agribank năm 2015
năng suất rất thấp. Nguồn nguyên liệu thủy sản
không ổn định, do hiện tượng ngư dân chạy theo lợi
nhuận trước mắt nên đổ xô vào nuôi trồng khi có giá
cao dẫn đến tình trạng lúc thừa, lúc thiếu. Các doanh
nghiệp thu mua cạnh tranh quyết liệt như tranh
mua, tranh bán, không có sự hợp tác với người nuôi
trồng dẫn đến ép giá khi thừa… Do vậy, ngư dân
nuôi trồng thủy sản khó khăn trong việc trả nợ ngân
hàng và càng làm cho ngư dân khó tiếp cận vốn vay.
Để thực hiện mục tiêu chiến lược về phát triển
kinh tế biển Việt Nam, đồng thời mở rộng quy mô
tín dụng đối với ngành Thủy sản cần tập trung triển
khai các giải pháp mở rộng tín dụng cho phát triển
kinh tế biển, đảo:
Một là,
các bộ, ngành cần tiếp tục nghiên cứu
xây dựng chính sách ưu đãi hỗ trợ cho các ngư dân
trong lĩnh vực khai thác, đánh bắt và nuôi trồng
thủy, hải sản.
Hai là,
xem xét phối hợp đưa ra mô hình khai thác,
đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản mang lại hiệu
quả cao như: đầu tư 100% vốn nhà nước để đóng
mới một số tàu vỏ thép với kỹ thuật hiện đại để khai
thác thủy hải sản xa bờ và một số tàu vỏ thép công
suất lớn làm dịch vụ hậu cần nghề cá.
Ba là,
cần có quy hoạch cụ thể đối với ngành Thủy
sản, chia theo từng lĩnh vực: Khai thác và đánh bắt,
nuôi trồng, dịch vụ kinh tế biển, hướng sự thống
nhất trong quy hoạch chung ngành Thủy sản, đảm
bảo việc phát triển bền vững theo chiến lược kinh tế
biển đặt ra.
Bốn là,
các bộ, ngành xây dựng cơ chế đặc thù để
ngân hàng mạnh dạn cho vay với tài sản thế chấp
chỉ là tàu cá hình thành từ vốn vay, từ đó ngư dân
có thể mạnh dạn đầu tư những con tàu lớn, đảm bảo
về kỹ thuật và thiết kế. Hiện nay, do đặc thù ngành
khai thác đánh bắt thủy hải sản xa bờ tiềm ẩn nhiều
rủi ro, các ngân hàng buộc phải xem xét đến các rủi
ro có thể xảy ra để yêu cầu ngư dân, doanh nghiệp
bổ sung tài sản đảm bảo ngoài tài sản thế chấp là tàu
cá hình thành từ vốn vay khi cho vay đóng mới tàu
cá. Cơ chế này khiến ngư dân khó tiếp cận vốn vay
ngân hàng.
Tài liệu tham khảo:
1. Chính phủ (2014), Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát
triển thủy sản;
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chiến lược phát triển kinh tế biển;
3. Học viện Ngân hàng, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
(2013), Hội thảo “Tín dụng ngân hàng với phát triển kinh tế biển khu vực Nam
Trung Bộ”;
4. Hoàng Trường Giang (2016), Đột phá để phát triển kinh tế biển, Báo Quân
đội nhân dân.
trồng thuỷ sản, có năng lực tài chính tốt, có tài sản
đảm bảo cho khoản vay và có khả năng trả nợ để tập
trung đầu tư vốn. Đối với lĩnh vực chế biến thuỷ sản
và dịch vụ hậu cần nghề cá, các ngân hàng đưa định
hướng kết hợp cả đầu tư chế biến nội địa và chế biến
xuất khẩu. Riêng đối với chế biến xuất khẩu phải lựa
chọn khách hàng đủ điều kiện, đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm, có khả năng quản lý tổ chức sản
xuất tốt và có các hợp đồng tiêu thụ ổn định.
Bên cạnh đó, nghiên cứu, tư vấn cho khách hàng
cách thức thương lượng ký kết hợp đồng xuất khẩu,
tránh rủi ro trong khâu thanh toán, đảm bảo an toàn
vốn đầu tư. Đồng thời, tập trung cho vay nâng cấp
phương tiện để nâng cao năng lực khai thác, chỉ cho
vay mới đối với các phương tiện khai thác có công
suất lớn đảm bảo kỹ thuật và an toàn; chủ động phối
hợp với chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy
sản tại địa phương. Khi ký kết hợp đồng tín dụng,
các chủ tàu phải cam kết mua bảo hiểm trong suốt
thời gian vay vốn, chấp hành đăng ký, đăng kiểm
đúng quy định.
Nhận diện rủi ro và kiến nghị giải pháp
Trong hoạt động kinh tế biển hiện nay, nghề cá
được khai thác và đánh bắt chủ yếu bằng tàu công
suất nhỏ, ngư dân chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.
Trong khi đó, giá xăng dầu tăng giảm bất thường,
ngư trường không ổn định, thiên tai nhiều, bị thương
lái ép giá nên ngư dân chưa mạnh dạn đầu tư đội
tàu có công suất lớn để vươn khơi… Do đối mặt với
nhiều rủi ro nên ngư dân khó tiếp cận các nguồn vốn
vay ưu đãi để đóng mới tàu, trang bị ngư cụ hiện đại
khai thác xa bờ. Ngoài ra, do thường đánh bắt ở ngư
trường xa, neo đậu ở các địa phương ngoài tỉnh, nên
khó khăn cho ngân hàng cho vay trong việc kiểm tra,
quản lý dòng tiền sau khi bán hải sản khai thác được.
Việc phát mãi tài sản của ngân hàng để thu hồi nợ
khi khách hàng không trả được nợ cũng gặp nhiều
khó khăn.
Đối với lĩnh vực nuôi trồng hải sản ven biển chủ
yếu theo phương thức truyền thống quảng canh và
bán thâm canh, do đầu tư ít và có hiệu quả nhưng
1...,23,24,25,26,27,28,29,30,31,32 34,35,36,37,38,39,40,41,42,43,...74
Powered by FlippingBook