Tạp chí Tài chính Kì 1 số tháng 4-2015 - page 52

54
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
so với yêu cầu thực tế, cụ thể như sau:
- Ngành Kỹ thuật chế tạo: Với đặc thù là một ngành
kỹ thuật, do vậy nhu cầu về thực hành, thực tập, thí
nghiệm được đặt lên hàng đầu. So với chi phí bình
quân toàn ngành thì chi phí chi cho đội ngũ quản lý và
phục vụ, chi phí nghiệp vụ chuyên môn, chi phí giảng
dạy giảm để tập trung đầu tư cho thực hành, thực tập,
phần thực nghiệm. Theo kết quả khảo sát thì chi phí
hiện hành về thực hành thực tập của ngành này chỉ
mới đáp ứng được 4% so với yêu cầu thực tế. Do vậy,
nâng cao chất lượng đào tạo trên cơ sở nâng cao hoạt
động thực hành/thực tập (yếu tố liên quan đến nâng
cao chất lượng đào tạo) là điều đáng lưu ý.
- Ngành Công nghệ thông tin: Với ngành này, độ
biến động về hệ số chi phí đào tạo theo yêu cầu thực tế
âm (-) so với hệ số chi phí đào tạo hiện hành do sự biến
động này theo giá trị tuyệt đối. Tuy nhiên, dựa trên
kết quả khảo sát thì chi phí đào tạo theo yêu cầu thực
tế của ngành Công nghệ thông tin tăng lên, nhưng tốc
độ tăng không tương xứng với tốc độ tăng của chi phí
đào tạo bình quân của toàn ngành. Xét riêng về gốc
độ của từng hệ số chi phí đào tạo theo yêu cầu thực
tế, hệ số về chi phí về thực hành, thực tập, phần thực
nghiệm đã giảm mạnh, điều này không hẳn là giảm
đầu tư cho hoạt động thực hành của ngành Công nghệ
thông tin. Đây là ngành được áp dụng triển khai thí
điểm mô hình đào tạo theo chuẩn CDIO, nên có thể
nhận thấy mức độ đầu tư hiện nay so với các ngành
khảo sát cao hơn, (chi phí hiện hành của thực hành,
thực tập đáp ứng được 34% so với yêu cầu thực tế).
Đối với các nhóm chi phí khác, độ chênh với chi phí
bình quân toàn ngành là vừa phải khá tương đồng
nhau về mức độ cần được đầu tư.
- Ngành Tài chính - ngân hàng: Các hệ số chi phí
đào tạo theo yêu cầu thực tế so với hiện hành đều
tăng. Rất đáng lưu ý là là chi phí cho thực hành,
thực tập của ngành này đã được đề cập, đây cũng
là một trong những yếu tố liên quan đến việc nâng
cao chất lượng đào tạo (điển hình là trường đại học
Kinh tế - Luật đã có Phòng Mô phỏng thị trường tài
chính). Các hệ số chi phí đào tạo của nhóm chi phí
còn lại tăng tương đối bằng nhau, ở mức 0,5 và 0,4.
Như vậy, việc các định chi phí đào tạo dựa trên
các nhóm chi phí hợp thành. Trong phạm vi một cơ
sở đào tạo, chi phí đào tạo toàn ngành được xác định
theo số ngành đang đào tạo và quy ước hệ số chung
là 1 (một). Từ đó, tính toán tương tự để xác định hệ số
chi phí của từng ngành. Trong điều kiện chi phí đào
tạo còn hạn chế, nhằm đạt được mức đào tạo theo
yêu cầu thực tế cần có lộ trình tăng chi phí theo từng
bước. Tùy đặc thù từng ngành để ưu tiên tăng một số
nhóm chi phí trước và giữ nguyên các nhóm chi phí
còn lại, ví dụ: các ngành kỹ thuật cần tăng nhóm chi
phí thực hành thực tập, do đó hệ số tăng được ưu tiên
cho mảng đào tạo về thực hành thực tập, theo đó chi
phí đào tạo sẽ tăng tương ứng.
Tài liệu tham khảo:
1. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Nghiên cứu quản lý tài chính giáo dục đại
học của một số nước trên thế giới;
2. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Xác định chi phí đào tạo đại học ở Việt Nam;
3. Kỷ yếu hội thảo Đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ sở giáo dục đại học công
lập, 2011;
4. Boston University, U.S, Boston University’s direct spending in 2008;
5. Technology and the Broken Higher Education Cost Model: Insights from the
Delta Cost Project by Rita Kirshstein and Jane Wellman.
BẢNG 2: CHI PHÍ ĐÀO TẠO THEO YÊU CẦU THỰC TẾ
STT
Nội dung
Chi phí đào tạo theo yêu cầu thực tế/năm
Hệ số chi phí đào tạo
theo yêu cầu thực tế
Tổng cộng
Chi phí đội
ngũ quản lý
& phục vụ
Chi phí
Nghiệp vụ
chuyên môn
Chi phí
giảng dạy
Chi phí
thực hành
thực tập
PTN
a
b c
d
Chi phí đào tạo bình quân
18.461.598
2.847.073
4.773.511
8.463.845
2.377.169
1 1 1 1
1 Ngành Kỹ thuật chế tạo
25.382.203
2.618.894
3.389.947 12.867.806
6.505.556
0,9
0,7
1,5
2,7
2 Ngành Công nghệ thông tin
10.537.149
2.263.066 3.285.016 4.748.418
40.650
0,8 0,7 0,6 0,1
3 Ngành Tài chính - ngân hàng
19.465.441
3.659.260 7.645.570 7.775.310
385.301
1,3 1,6 0,9 0,2
Nguồn: Tính toán theo kết quả khảo sát
Có thể xây dựng một khung chi phí đào tạo
của từng ngành được hình thành từ các nhóm
chi phí: nhóm chi phí thanh toán cá nhân, đội
ngũ quản lý và phục vụ đào tạo; nhóm chi phí
nghiệp vụ chuyên môn; nhóm chi phí giảng
dạy; nhóm chi phí thực hành, thực tập... Từ đó,
tính được chi phí bình quân của toàn ngành và
xác định được hệ số chi phí đào tạo phù hợp
với đặc thù riêng của từng ngành.
1...,42,43,44,45,46,47,48,49,50,51 53,54,55,56,57,58,59,60,61,62,...86
Powered by FlippingBook