Tạp chí Tài chính Kì 1 số tháng 4-2015 - page 54

56
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
chức KH&CN được quyền quyết định các khoản chi
thường xuyên, chi tiền công, chi hội thảo khoa học...
cao hơn quy định của Nhà nước và chịu trách nhiệm
về kết quả nghiên cứu của đề tài, dự án KH&CN.
Thứ tư, tạo cơ chế thông thoáng trong tạm ứng và
kiểm soát chi kinh phí KHCN:
Theo quy định hiện hành về việc tạm ứng kinh
phí NSNN cho các dự án nói chung (dự án đầu tư
phát triển KH&CN…) thì mức tạm ứng kinh phí tối
đa là 30% tổng dự toán kinh phí được duyệt. Tuy
vậy, để tạo điều kiện đối với các tổ chức KH&CN
được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện, Bộ Tài chính
đã phối hợp với Bộ KH&CN hướng dẫn việc tạm
ứng kinh phí lần đầu được thực hiện theo quy định
tại hợp đồng đã ký kết giữa cơ quan chủ quản và
chủ nhiệm nhiệm vụ KH&CN đảm bảo không vượt
quá 50% tổng dự toán của nhiệm vụ và trong phạm
vi dự toán năm được cấp có thẩm quyền giao, tức là
được tạm ứng kinh phí đợt đầu tiên tới 100% mức
dự toán kinh phí trong năm (nhưng không vượt quá
50% tổng dự toán của nhiệm vụ)...
Thứ tư, quy định thông thoáng trong chuyển số dư
dự toán, số dư tạm ứng:
Kinh phí thực hiện các chương trình, dự án, đề
tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực KH&CN đang trong
thời gian thực hiện được phép chuyển số dư dự
toán và số dư tạm ứng sang năm sau để chi tiếp mà
không bị hủy bỏ hoặc không cần phải làm thủ tục
báo cáo xin phép cơ quan tài chính như các nguồn
kinh phí khác. Đây là quy định riêng, có tính đặc
thù đối với KH&CN.
Thứ năm, hướng dẫn và hỗ trợ phát triển doanh
nghiệp khoa học và công nghệ và tổ chức KH&CN công
lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm:
Chính sách tài chính hiện hành cho phép hỗ trợ
các tổ chức KH&CN công lập 100% kinh phí xây
dựng Đề án chuyển đổi, hỗ trợ các kinh phí đào tạo
bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cho người làm việc tại các
tổ chức KH&CN công lập trước và sau khi chuyển
đổi; các tổ chức KH&CN khi chuyển sang hoạt động
doanh nghiệp KH&CN được hưởng các hình thức
ưu đãi cao nhất về thuế và đất đai theo quy định
của pháp luật.
Tồn tại, vướng mắc
Nghị định số 115/2015/NĐ-CP tuy đã ban hành
được 10 năm, nhưng những tinh thần đổi mới và nội
dung của Nghị định đến nay vẫn còn đầy đủ giá trị
thời sự. Tuy vậy, quá trình tổ chức triển khai thực
hiện cho thấy mặc dù các tổ chức KH&CN đã thực
hiện chuyển đổi nhưng việc triển khai vẫn còn chậm,
chưa thực hiện đầy đủ các quy định về quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm, số lượng tổ chức KH&CN
chuyển sang loại hình doanh nghiệp KH&CN và
tự trang trải kinh phí còn chưa nhiều và chưa có
tính điển hình cao. Bên cạnh những nguyên nhân về
nhận thức chưa đúng, đầy đủ về cơ chế tự chủ, tự
chịu trách nhiệm; thiếu sự quyết liệt trong chỉ đạo
thực hiện Nghị định 115 của các cơ quan quản lý
và tiềm lực hạn chế của tổ chức KH&CN, vẫn còn
những tồn tại liên quan đến cơ chế, chính sách trong
tổ chức quản lý các tổ chức KH&CN. Đó là:
- Các văn bản hướng dẫn về các định mức tài
chính khi thực hiện nhiệm vụ KH&CN có sử dụng
nguồn vốn từ NSNN của tổ chức KH&CN công
lập quy định tại đã không còn phù hợp với thực
tế; các nội dung về khoán chi khi thực hiện nhiệm
vụ KH&CN còn nhiều bất cập; chưa có hướng dẫn
mới theo quy định của Luật KHCN năm 2013 và các
Nghị định của Chính phủ có liên quan.
- Các chính sách chưa quy định cụ thể về việc
khuyến khích các tổ chức KH&CN huy động nguồn
lực ngoài NSNN, đa số các tổ chức KH&CN công
lập vẫn chủ yếu phụ thuộc vào nguồn kinh phí hoạt
động từ NSNN. Bên cạnh đó, các chính sách hiện
hành chưa khuyến khích việc thương mại hóa sản
phẩm do các tổ chức KH&CN chủ trì thực hiện.
- Còn một số mâu thuẫn giữa Luật KH&CN,
Nghị định 115/2015/NĐ-CP với các Luật và văn bản
pháp luật khác như: Nghị định 115/2015/NĐ-CP cho
phép tổ chức KH&CN công lập được dùng quyền sử
dụng đất để góp vốn, liên doanh, liên kết, sản xuất
kinh doanh, thế chấp vay vốn ngân hàng, nhưng
theo quy định pháp luật về đất đai các tổ chức được
Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất
không có quyền thế chấp, góp vốn bằng quyền sử
dụng đất. Hoặc cũng tại Nghị định 115/2015/NĐ-CP
cho phép tổ chức KH&CN, kể cả tổ chức KH&CN
chưa tự trang trải kinh phí hoạt động thường xuyên
được quyền tự chủ về nhân lực, nhưng trên thực tế
khó triển khai vì theo quy định tại Luật viên chức
quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp
công lập (SNCL) thì đơn vị SNCL không được giao
Việc tạm ứng kinh phí lần đầu được thực hiện
theo quy định tại hợp đồng đã ký kết giữa cơ
quan chủ quản và chủ nhiệm nhiệm vụ KH&CN
đảm bảo không vượt quá 50% tổng dự toán
của nhiệm vụ và trong phạm vi dự toán năm
được cấp có thẩm quyền giao, tức là được tạm
ứng kinh phí đợt đầu tiên tới 100% mức dự
toán kinh phí trong năm.
1...,44,45,46,47,48,49,50,51,52,53 55,56,57,58,59,60,61,62,63,64,...86
Powered by FlippingBook