TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2015
57
quyền tự chủ về số người làm việc trong đơn vị
Luật KH&CN năm 2013 đã cho phép bổ nhiệm,
thuê đảm nhiệm chức danh lãnh đạo tổ chức
KH&CN là người Việt Nam ở nước ngoài và người
nước ngoài nhưng hiện nay theo quy định thì người
đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu đơn vị
SNCL là công chức và phải là công dân Việt Nam, từ
đó sẽ khó thu hút chuyên gia trình độ cao là người
Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài để
tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ lãnh đạo,
quản lý của tổ chức KH&CN công lập.
Một số định hướng thúc đẩy cơ chế tự chủ
quy định tại Nghị định số 115/2015/NĐ-CP
Một là, tiếp tục cụ thể hóa cơ chế chính sách:
Rà soát, ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản
liên quan đến việc triển khai cơ chế tự chủ, tự chịu
trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập theo
quy định tại Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và Nghị
định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/12/2015 quy định cơ
chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; bổ sung
sửa đổi các quy định chưa phù hợp với thực tiễn,
đảm bảo bám sát các nhiệm vụ đã được Chính phủ
giao tại Nghị quyết số 40/NQ-CP về việc triển khai
Kết luận 37 của Bộ Chính trị về đổi mới cơ chế hoạt
động của các đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị
định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính
phủ quy định về Đầu tư và cơ chế tài chính đối với
hoạt động KH&CN. Trong đó cần lưu ý hoàn thành
sớm các nhiệm vụ như: (1) Xây dựng và trình Chính
phủ sửa đổi, bổ sung cơ chế hoạt động và cơ chế tự.
chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ
chức bộ máy, số người làm việc và tài chính đối với
đơn vị SNCL trong lĩnh vực khoa học và công nghệ;
(2) Ban hành khung định mức kinh tế kỹ thuật và
phân bổ dự toán kinh phí hoạt động thường xuyên
trong nhiệm vụ của tổ chức KH&CN công lập; (3)
Xây dựng quy hoạch mạng lưới các cơ sở nghiên cứu
khoa học cơ bản, chiến lược phục vụ quản lý nhà
nước giai đoạn 2011-2020; (4) Hướng dẫn khoán chi
đến sản phẩm cuối cùng đối với nhiệm vụ KH&CN
sử dụng NSNN...
Hai là, mạnh dạn cho phép sử dụng các yếu tố của
kinh tế thị trường để đa dạng hóa các nguồn lực tài chính
và đảm bảo tự chủ thực sự cho tổ chức KH&CN công lập.
Đẩy mạnh triển khai mô hình hợp tác công - tư
trong KH&CN. Tại Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XI, Ban Chấp hành
Trung ương đã đưa ra giải pháp: “Tăng cường liên
kết giữa tổ chức KH&CN với doanh nghiệp trong
việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng, đổi
mới công nghệ, đào tạo nhân lực. Thí điểm thực
hiện cơ chế hợp tác công - tư, đồng tài trợ thực
hiện nhiệm vụ KH&CN”. Thúc đẩy mô hình hợp
tác công - tư sẽ mở ra các cơ hội thu hút các nguồn
lực khác ngoài nguồn NSNN. Vấn đề đặt ra là cần
nghiên cứu và xây dựng cơ cấu đóng góp cụ thể
của các nguồn lực trong quá trình hợp tác công - tư,
đồng tài trợ để thực hiện nhiệm vụ KH&CN (tỷ lệ
nguồn NSNN với nguồn lực của doanh nghiệp; tỷ lệ
nguồn NSNN với các nguồn lực huy động khác như
vốn vay trong nước, vốn vay nước ngoài...).
Xây dựng và áp dụng phương thức giao kinh phí
đề tài KH&CN theo kết quả đầu ra, giao quyền tự
chủ cao cho tổ chức KH&CN, nhà khoa học trong
sử dụng dự toán kinh phí đề tài KH&CN gắn với
kết quả cuối cùng. Cho phép tổ chức KH&CN được
phân phối thu nhập, tiền lương gắn với hiệu quả
chất lượng công tác.
Ba là, đẩy nhanh tiến độ triển khai, hoàn thành dứt
điểm kế hoạch chuyển đổi đã đề ra đồng thời tích cực tháo
gỡ những vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị:
- Đối với các tổ chức KH&CN chưa thực hiện
chuyển đổi theo Nghị định số 115/2015/NĐ-CP,
cần kiên quyết thực hiện việc sắp xếp, chuyển đổi
mô hình hoạt động đối với các tổ chức này theo
quy định tại Nghị định số 115/2015/NĐ-CP. Nếu
tổ chức nào không đủ điều kiện chuyển đổi sang
tự chủ thì kiên quyết sáp nhập hoặc giải thể. Sau
năm 2015, NSNN không tiếp tục cấp kinh phí cho
các tổ chức này.
- Đối với các tổ chức KH&CN đã thực hiện
chuyển đổi theo Nghị định số 115/2015/NĐ-CP. Rà
soát, đánh giá kết quả hoạt động đối với các tổ chức
KH&CN đã chuyển đổi theo quy định tại Nghị định
số 115, kịp thời điều chỉnh, bổ sung các quy định
cho phù hợp với thực tế tạo điều kiện cho đơn vị
thực hiện đầy đủ quyền tự chủ gắn với tự chịu trách
nhiệm. Từ đó, giảm số lượng các tổ chức KH&CN
được nhận kinh phí hoạt động thường xuyên tư
NSNN; kiên quyết chuyển sang thực hiện cơ chế tự
chủ đối với những tổ chức KH&CN có đủ điều kiện.
Từng bước chuyển việc bố trí kinh phí hoạt động
thường xuyên sang việc thực hiện phương thức Nhà
nước đặt hàng, giao nhiệm vụ nghiên cứu và kinh
phí thực hiện nhiệm vụ đối với hoạt động KH&CN.
Đối với tổ chức nghiên cứu ứng dụng có lộ trình
giảm chi thường xuyên từ NSNN.
Khẩn trương xây dựng các định mức kinh tế- kỹ
thuật, nhân công và tài chính làm căn cứ cho phân
bổ NSNN cho các đơn vị sự nghiệp KH&CN, đề tài
KH&CN, làm cơ sở thực hiện phương thức lập dự
toán ngân sách và phân bổ dự toán ngân sách cho
các cơ quan, đơn vị theo kết quả đầu ra.