TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2015
59
VÀI ĐÁNHGIÁVỀ
CỔPHẦNHÓADOANHNGHIỆPNHÀNƯỚC
TS. ĐÀO THỊ MINH THANH
– Học viện Tài chính
Từ năm 1990 đến nay, với đường lối đúng đắn của Đảng, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính
phủ, các bộ, ban, ngành, địa phương đã đồng loạt thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp
nhà nước. Bài viết phân tích thực trạng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước sau 25 năm
triển khai và đề xuất giải pháp để thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt
Nam trong các năm tới.
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước sau 25 năm
thực hiện
Về số lượng
Theo Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh
nghiệp (DN), tính lũy kế đến 31/12/2014, cả nước
đã thực hiện tiến hành xem xét đổi mới được 6.949
doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trong đó cổ phần
hóa (CPH) 4.208 DNNN (chưa kể các nông, lâm
trường quốc doanh). Theo Bộ Tài chính, các năm
thực hiện CPH được số lượng DNNN lớn nhất là:
từ năm 2003 đến 2006, trong đó năm 2005 và năm
2006 đạt kỷ lục về số lượng DNNN CPH xong (mỗi
năm hoàn thành trên 800 DNNN, tức là bình quân
mỗi ngày CPH xong hơn 2 DNNN).
Đến thời điểm hiện nay, có 90/108 tập đoàn, tổng
công ty nhà nước đã được phê duyệt Đề án tái cơ
cấu, còn 18/108 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước
chưa được phê duyệt Đề án tái cơ cấu. Nhiều tập
đoàn, tổng công ty Nhà nước đã được phê duyệt
đề án tái cơ cấu rồi nhưng quá trình triển khai, thực
hiện đang có các vướng mắc về định giá tài sản:
nhất là các tài sản vô hình, đất đai, lợi thế thương
mại nên chậm tiến độ CPH.
Theo kế hoạch sắp xếp, CPH đã được duyệt
trong 2 năm 2014 – 2015, cả nước sẽ thực hiện CPH
432 DN, chưa kể số DNNN tiếp tục thực hiện rà
soát theo tiêu chí, danh mục phân loại DNNN mới
ban hành kèm theo Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg
ngày 18/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ để bổ
sung phương án sắp xếp, CPH giai đoạn tới. Theo
Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển DN, năm 2014,
cả nước đã CPH xong 143 DN, chuyển 1 DN thành
công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên,
giải thể 3 DN, bán 3 DN, sáp nhập 14 DN và đề
nghị phá sản 3 DN. So với năm 2013, số DN được
sắp xếp năm 2014 cao gấp 1,65 lần; số DN CPH gấp
gần 2 lần; số vốn Nhà nước thoái được gấp hơn 6
lần. Tuy nhiên, công tác CPH và thoái vốn diễn ra
còn chậm so với yêu cầu đặt ra, việc thoái vốn đầu
tư ngoài ngành tại hầu hết các tập đoàn, tổng công
ty nhà nước còn chậm; đặc biệt là việc thoái vốn của
các DNNN phải thực hiện theo nguyên tắc bảo toàn
vốn thì tiến trình thoái vốn còn chậm hơn nữa, do
phần vốn đầu tư ra ngoài ngành hiện nay đều có tỷ
lệ mất vốn rất cao.
Như vậy, tính cả các DNNN đã định giá xong
coi như đã CPH thì vẫn còn 64 DNNN chưa thực
hiện bất cứ thủ tục nào trong quy trình CPH và số
lượng các DNNN phải CPH năm 2015 là 289 DN.
Tính đến thời điểm cuối tháng 3/2015, với thời gian
HÌNH 1: SỐ LƯỢNG CÁC DNNN ĐƯỢC CPH
Nguồn: Bộ Tài chính