62
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
CƠHỘIVÀTHÁCHTHỨC
TỪHIỆP ĐỊNH FTAVIỆT NAM– LIÊNMINH CHÂUÂU
ThS. VŨ NGỌC TUẤN
Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liênminh châu Âu - EVFTA dự kiến sẽ được
hoàn tất và ký kết trong năm 2015. Sau khi có hiệu lực, EVFTA sẽ mang lại cơ hội kinh doanh
cho cả hai bên. Tuy nhiên, đi kèm với cơ hội là những thách thức không nhỏ đối với nền kinh
tế Việt Nam trước những sức ép cạnh tranh đem lại từ Hiệp định EVFTA.
Cơ hội và thách thức từ Hiệp định EVFTA
Liên minh châu Âu (EU) có 28 nước thành viên
(với hơn 500 triệu người tiêu dùng) và là khu vực
kinh tế lớn nhất thế giới với GDP khoảng 18.000 tỷ
USD, chiếm 22% GDP toàn cầu. Tổng kim ngạch
ngoại thương của EU gần 4.000 tỷ USD, xuất khẩu
dịch vụ đứng đầu thế giới, đầu tư ra bên ngoài bằng
gần 40% FDI toàn cầu và nhận 20% đầu tư từ bên
ngoài. Đặc biệt, hiện nay, EU là thị trường hàng đầu
trong xuất khẩu và tiếp nhận đầu tư của Việt Nam.
Tính đến hết năm 2014, các nước thành viên EU đầu
tư vào Việt Nam hơn 1.800 dự án, với tổng vốn đăng
ký trên 32,8 tỷ USD, vốn thực hiện hơn 13 tỷ USD.
Các nhà đầu tư EU đã có mặt tại hầu hết các ngành
kinh tế quan trọng của Việt Nam, trong đó tập trung
nhiều nhất vào ngành công nghiệp và xây dựng
(chiếm 50,1% số dự án và 50,6% tổng vốn đầu tư).
EU cũng có nhu cầu lớn với các sản phẩm dệt may,
da giày, nông, lâm, thủy sản… đây là những sản
phẩm có thế mạnh của Việt Nam. Kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam hàng năm vào EU tăng trưởng
ổn định với tốc độ bình quân từ 15 - 20%/năm. Bên
cạnh đó, EU cũng là nhà tài trợ vốn ODA lớn thứ 2
và là nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất
cho Việt Nam. Tính từ năm 2007 - 2013, EU đã cung
cấp 5,2 tỷ USD vốn ODA cho Việt Nam, trong đó có
43% là viện trợ không hoàn lại.
Tuy nhiên, tính đến nay, quan hệ thương mại
song phương vẫn chưa tương xứng với tiềm năng
của hai bên. Chính vì vậy, để nâng tầm quan hệ
thương mại song phương giữa Việt Nam và EU, hai
bên đang gấp rút hoàn tất vòng đàm phán cuối cùng
và dự kiến đi đến ký kết EVFTA vào giữa năm 2015.
EVFTA được thiết kế nhằm giải quyết các vấn đề
như các rào cản thuế quan và phi thuế quan; vấn đề
về pháp lý, dịch vụ, mua sắm công, quyền sở hữu trí
tuệ và phát triển bền vững. Việc thông qua EVFTA
sẽ gửi một tín hiệu tích cực đến cộng đồng DN EU,
rằng họ sẽ được chào đón ở Việt Nam.
Theo đánh giá của Phòng Thương mại châu Âu
tại Việt Nam (EuroCharm), Hiệp định EVFTA được
ký kết sẽ giúp mở rộng hơn nữa thị trường cho
hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước EU
(xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ tăng 30 - 40%
và xuất khẩu của EU vào Việt Nam sẽ tăng 20-25%).
Đồng thời, giúp đẩy nhanh việc EU công nhận Việt
Nam là nền kinh tế thị trường đầy đủ, giúp hàng
xuất khẩu của Việt Nam không phải chịu sự phân
biệt đối xử trong các vụ kiện chống bán phá giá và
chống trợ cấp của EU. Ngoài ra, Hiệp định EVFTA
còn giúp Việt Nam thực hiện chủ trương đa dạng
hóa quan hệ kinh tế - thương mại, đặc biệt là đa
dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, tránh phụ
thuộc quá mức vào một khu vực cụ thể; tạo những
thuận lợi cho Việt Nam trong việc ký kết các thỏa
thuận FTA với các đối tác khác của EU; tạo ra môi
trường kinh doanh cởi mở, thông thoáng hơn, tăng
sức hút đối với nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ EU
vào Việt Nam; tạo thêm việc làm và nâng cao thu
nhập cho người dân Việt Nam…
Khu vực dịch vụ theo kỳ vọng cũngmở rộng đáng
kể, góp phần tăng hiệu suất cho toàn bộ nền kinh tế.
Bên cạnh đó, các vấn đề thương mại đang được đàm
phán như hải quan, thuận lợi hóa thương mại… sẽ
làm tăng phúc lợi, hiệu suất cũng như cải thiện môi