TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2015
61
Thứ ba
, tính chuyên nghiệp của quy trình CPH
chưa cao. Phân tích số liệu về 432 DNNN cần phải
CPH năm 2014-2015 cho thấy số DNNN bị ách tắc
tập trung chủ yếu ở trong quy trình định giá. 134
DNNN chiếm 31% tổng số kế hoạch CPH DNNN
đang trong quá trình định giá DN. Nguyên nhân của
sự chậm trễ do tính chuyên nghiệp trong các khâu
của quá trình CPH chưa đáp ứng được yêu cầu thực
tế, mặc dù đã qua 25 năm thực hiện. Các vấn đề nổi
cộm như: Tính chuyên môn của Hội đồng định giá
chưa đảm bảo; Xác định giá trị quyền sử dụng đất,
giá trị tài sản vô hình, giá trị lợi thế thương mại, xử
lý công nợ, xử lý lỗ... khi xác định giá trị DNNN để
CPH còn nhiều vướng mắc và sai phạm.
Giải pháp thúc đẩy quá trình CPH DNNN
Từ những phân tích trên đây, trước mắt cần thực
hiện ngay 3 giải pháp sau đây để thúc đẩy quá trình
CPH các DNNN trong các năm tới:
Thứ nhất,
đảm bảo tính nhất quán trong đường
lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của Nhà
nước. Nhanh chóng ban hành các văn bản hướng
dẫn các luật, nghị định đã sửa đổi, bổ sung để tạo
điều kiện cho các bên có liên quan đến CPH DNNN
có cơ sở pháp lý thực hiện.
Thứ hai,
chuyên nghiệp hóa các giai đoạn của quy
trình CPH DNNN theo hướng công khai, minh bạch
và khách quan, nhất là công tác định giá DNNN khi
CPH.
Thứ ba,
tăng cường công tác thanh tra, kiểm
toán và xử lý kết quả thanh tra, kiểm toán sau CPH
DNNN để quá trình CPH đạt được các mục tiêu
đặt ra.
Thứ tư,
đẩy mạnh công tác truyền thông qua các
kênh để đảm bảo mọi thành phần tham gia vào quá
trình CPH đều thông suốt về tư tưởng, hiểu rõ được
quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong quá
trình CPH DNNN, công khai, minh bạch các kết quả
CPH, thanh tra, kiểm toán để đảm bảo quá trình dân
chủ, giám sát của xã hội với công cuộc CPH DNNN
trong các năm tiếp theo.
Tài liệu tham khảo:
1. Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 “về chuyển DN 100% vốn Nhà
nước thành công ty cổ phần”;
2. Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ “sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP;
3. Thông tư số 202/2011/TT-BTC ngày 30/12/2011 “Hướng dẫn xử lý tài chính
và xác định giá trị DN khi thực hiện chuyển DN 100% vốn Nhà nước thành
công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP”;
4. Thông tư số 127/2014/TT-BTC hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị
DN khi thực hiện chuyển DN 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần.
lần, lợi nhuận sau thuế tăng 5,87 lần, thu nhập bình
quân tăng 2,17 lần, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Vốn
chủ sở hữu đạt 27,54%, cổ tức bình quân 12,29%.
Do hoạt động kinh doanh có hiệu quả, nhiều DN
đã tạo được uy tín cho các nhà đầu tư ngoài xã hội
nên huy động được nhiều vốn ngoài xã hội để phục
vụ nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công
nghệ thiết bị và quản lý thông qua phát hành thêm
cổ phiếu tăng vốn điều lệ. Không những thế sau
CPH, thoái 100% vốn nhà nước, Nhà nước chỉ nắm
những ngành, lĩnh vực và địa bàn then chốt, tránh
được việc đầu tư dàn trải, giúp Nhà nước giảm
được việc bù lỗ cho các DNNN hàng năm.
Vấn đề đặt ra
Phân tích các nguyên nhân làm số lượng, chất
lượng CPH DNNN trong các năm gần đây chậm
lại, phát sinh nhiều vướng mắc, thất thoát vốn nhà
nước... có thể tổng hợp 3 nhóm nguyên nhân cơ bản:
Thứ nhất,
do tư tưởng của các chủ thể tham gia
vào quá trình CPH DNNN chưa thông suốt. Báo
cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa
XIII đã chỉ ra một số vấn đề về chủ trương, quan
điểm, thể chế, chính sách còn ngập ngừng, thiếu
nhất quán; Công tác truyền thông chưa hiệu quả,
phương thức lãnh đạo của cấp ủy Đảng, quản lý của
chính quyền vẫn chưa đủ rõ, chưa đáp ứng kịp yêu
cầu trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập
quốc tế nên chưa huy động hết nội lực của nền kinh
tế cho CPH DNNN.
Một số lãnh đạo của các DNNN lo ngại mình sẽ
bị mất hoặc giảm quyền lực khi DN chuyển thành
công ty cổ phần. Người lao động của các DNNN
mặc dù được tiếng là chủ DN sau cổ phần nhưng
với số cổ phiếu quá ít và hiểu biết về quyền, nghĩa
vụ của cổ đông trong vai trò là người lao động của
công ty chưa đầy đủ khiến họ không đồng tâm với
các nhà quản lý thực hiện CPH. Các nhà đầu tư còn
e ngại về tính nhất quán trong chính sách của Nhà
nước về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần
nên cổ phiếu của các DNNN chưa hấp dẫn nhà đầu
tư... Từ tâm lý chưa thông suốt của hầu hết các chủ
thể tham gia vào quá trình CPH DNNN nên hiệu
quả CPH chưa cao.
Thứ hai,
do môi trường vĩ mô không thuận lợi
cho CPH DNNN. Kể từ năm 2009 khủng hoảng tài
chính toàn cầu làm suy thoái nền kinh tế, các chính
sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước đều tập trung
chống khủng hoảng tài chính, lạm phát diễn biến
thất thường, hành lang pháp lý về CPH các năm qua
trong tình trạng vừa làm vừa sửa đổi cho phù hợp...
đã ảnh hưởng không nhỏ đến CPH.