58
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
hiện hành khiến các DNNN cũng chưa thể thoái
vốn khỏi những DN hoạt động kinh doanh không
hiệu quả, hoặc ngành nghề không phù hợp với
định hướng phát triển.
Giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu DNNN
Để tiến trình tái cơ cấu DNNN trọng tâm là
các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước “cán
đích” đúng hẹn, cần tập trung vào giải pháp trọng
tâm sau:
Một là,
tiếp tục hoàn thiện pháp luật, cơ chế,
chính sách đảm bảo quyền tự do kinh doanh của
các chủ thể, đặc biệt trong các thủ tục gia nhập,
rút lui khỏi thị trường và các chế định hoạt động
trên thị trường; Xóa bỏ các cơ chế, chính sách tạo
ra bất bình đẳng trong cơ hội kinh doanh, tiếp
cận các nguồn lực và đẩy mạnh cải cách thủ tục
hành chính; Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về cạnh
tranh, tăng cường tính minh bạch đối với độc
quyền Nhà nước và độc quyền DN, kiểm soát độc
quyền kinh doanh.
Hai là,
cần đẩy mạnh tiến trình tái cơ cấu DNNN,
trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước,
để DNNN thực sự giữ vai trò nòng cốt trong kinh
tế Nhà nước; Sắp xếp lại DNNN theo hướng chỉ
tập trung vào lĩnh vực then chốt, thiết yếu, địa bàn
quan trọng, quốc phòng và an ninh.
Ba là,
kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản
lý và nâng cao năng lực quản trị DNNN, áp dụng
khung quản trị hiện đại theo thông lệ quốc tế đối
với DN do Nhà nước sở hữu 100% vốn và DN có cổ
phần chi phối của Nhà nước; Tăng cường quản lý,
giám sát, kiểm tra của chủ sở hữu; Thực hiện chế độ
kiểm tra, giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch
về đầu tư, tài chính và các hoạt động của DNNN.
Bốn là,
cải cách thể chế quản lý và tăng cường
giám sát việc kinh doanh vốn và tài sản Nhà nước,
tăng cường quản lý và giám sát các DN 100% vốn
Nhà nước chưa cổ phần hóa; sử dụng cơ chế đa
dạng hóa sở hữu, phân cấp quản lý vốn tài sản
(Trung ương và địa phương) để ngăn chặn tình
trạng độc quyền.
Năm là,
tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo Nghị
quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa X) và Kết luận
số 103-KL/TW ngày 29/09/2014 của Bộ Chính trị về
sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 6 (khóa X), đến năm 2020 hình thành đồng bộ
hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và vận hành thông suốt, có hiệu quả,
phù hợp với Hiến pháp 2013 cũng như điều kiện
phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN;
cơ chế giám sát, công khai, minh bạch hoạt động
đầu tư và quản lý vốn Nhà nước tại DN.
Hai là,
phân công, phân cấp quản lý vốn và tài
sản tại các DN giữa các cơ quan quản lý Nhà nước
vẫn còn chồng chéo, trùng lặp và không rõ phạm
vi. Thực tế này dẫn đến khó xác định trách nhiệm
của người đứng đầu khi xảy ra sai phạm, quy định
các hành vi bị cấm, xử lý vi phạm về giám sát, đánh
giá hiệu quả hoạt động đối với DNNN còn thiếu và
không đồng bộ. Vì vậy, làm giảm hiệu lực, hiệu quả
của quản lý Nhà nước đối với DNNN nói chung
cũng như hoạt động giám sát của Nhà nước đối với
việc sử dụng các nguồn lực thuộc sở hữu Nhà nước
đầu tư tại DNNN.
Ba là,
phạm vi đầu tư vốn Nhà nước vào các
ngành, lĩnh vực then chốt, địa bàn kinh tế khó khăn
gắn với an ninh, quốc phòng và đảm bảo chủ quyền
quốc gia còn hạn chế. Ngoài ra, một số ngành nghề
sản xuất kinh doanh được DNNN giữ thị phần lớn
nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế.
Bốn là,
nhiều DNNN vẫn có tư tưởng trông chờ,
ỷ lại vào Nhà nước, chậm đổi mới, chưa nắm bắt
kịp thời nhu cầu phát triển thị trường, chưa thích
ứng với xu thế hội nhập; năng lực quản trị của DN,
hệ thống quản trị nội bộ chưa đáp ứng được yêu
cầu quản lý, giám sát các nguồn lực được giao.
Năm là,
cơ chế giám sát của Quốc hội và các chủ
thể liên quan khác đối với hoạt động của DNNN
còn chưa được quy định rõ ràng, đầy đủ, tương
xứng với hoạt động đầu tư và quản lý vốn Nhà
nước tại DN dẫn đến hạn chế về tính minh bạch và
công khai của hoạt động này. Ngoài ra, chế tài xử lý
các hành vi vi phạm đối với DNNN cũng có phần
chưa đồng bộ, việc quản lý giám sát của đại diện
chủ sở hữu N Nhà nước chưa nghiêm nên tính tuân
thủ pháp luật về chế độ tài chính, công khai thông
tin, báo cáo của DNNN chưa cao.
Sáu là,
các chế tài liên quan đến xử lý các sai
phạm về quản lý giám sát tài chính và đánh giá
hiệu quả hoạt động của DNNN chưa cao, dẫn đến
tình trạng một số DNNN, bộ, ngành, UBND tỉnh
chưa làm tốt công tác quản lý và giám sát DNNN.
Bảy là,
việc DNNN thoái vốn khỏi những ngành
nghề không phải là ngành nghề chính còn gặp
nhiều khó khăn, do điều kiện thị trường chứng
khoán không thuận lợi; có một số cổ phiếu niêm
yết thấp hơn mệnh giá hoặc giá hiện tại thấp hơn
thời điểm DN mua cổ phần nên ảnh hưởng đến việc
thoái vốn, do các DN phải đảm bảo quy định về
bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư. Bên
cạnh đó, vướng mắc từ một số quy định pháp luật