TCTC so 5 ky 1 - page 63

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2015
65
toàn cầu...
Giai đoạn từ năm 1995 - 2008, phần đóng góp
của vốn vào chuỗi giá trị toàn cầu tăng từ 40,9% lên
47,4%. Trong khi đó, phần đóng góp của lao động
trình độ trung bình và thấp giảm từ 45,3% xuống
37,2%. Ngoài ra, do các nền kinh tế mới nổi ngày
càng tăng cường các hoạt động thâm dụng vốn.
Chẳng hạn như: Hàn Quốc đã tiến hành giảm lao
động trung bình và thấp xuống 17,1%, trong khi
tăng tỷ lệ đóng góp vốn lên 9,3%; Ấn Độ tăng tỷ
lệ đóng góp của các hoạt động thâm dụng vốn từ
4,5% lên 7,6%...
Thứ hai,
giá trị xuất khẩu phụ thuộc vào trình độ
phát triển. Trong sản xuất các mặt hàng kim khí,
Trung Quốc giữ vị trí số một trên thế giới về lợi thế
theo tổng giá trị xuất khẩu, nhưng nếu theo giá trị
gia tăng xuất khẩu, Trung Quốc lại chỉ đứng vị trí
thứ 7 trên thế giới. Ngược lại, Hoa Kỳ đứng thứ 10
trên thế giới theo cách tính tổng giá trị xuất khẩu,
nhưng lại đứng thứ 3 trên thế giới theo cách tính
giá trị gia tăng xuất khẩu. Do Trung Quốc là nhà
lắp ráp cuối cùng phụ tùng thiết bị nên thặng dư
thương mại với Hoa Kỳ là 41%, nhưng thực tế theo
giá trị gia tăng xuất khẩu thì con số này thấp hơn.
Trong khi đó, thặng dư thương mại song phương
giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ là 40%, nhưng nếu theo
giá trị gia tăng xuất khẩu thì con số này lại lớn hơn.
Sự khác biệt này xuất phát từ nguyên nhân cơ
bản đó là chênh lệch về trình độ phát triển giữa các
nước tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
Theo hình dưới, với giá thành một chiếc áo
jacket bán lẻ trên thị trường ở mức 425 USD, chỉ
có 38 USD trả cho công đoạn gia công (bao gồm:
lao động, các chi tiết trên áo), 387 USD trả cho các
hoạt động dịch vụ chạy dọc theo chuỗi giá trị áo
jacket toàn cầu (bao gồm: dịch vụ bán lẻ, hậu cần,
hành hoạt động sản xuất thay thế cho nước đang bị
khủng hoảng, hoặc gia tăng sản lượng nhằm không
làm giảm sức cạnh tranh của toàn chuỗi.
C
huỗi giá trị toàn cầu cho phép các quốc gia có sự
linh hoạt hơn trong việc sử dụng lao động, cũng như
có khả năng tạo ra việc làm nhiều hơn. Các ngành
Công nghiệp trong chuỗi giá trị toàn cầu đã tạo ra
nhiều việc làm hơn 10% trong giai đoạn 1995 - 2008...
Thay đổi cách tính toán giá trị trao đổi thương mại
Thứ nhất,
cách tính giá trị xuất khẩu của một
nước thay đổi: Nhằm tận dụng nguồn lao động
rẻ, quy định về môi trường thấp, các yêu cầu tiêu
chuẩn kỹ thuật khác đã dẫn đến cách tính toán giá
trị trao đổi thương mại có sự thay đổi. Theo đó,
giá trị xuất khẩu của một quốc gia được tính theo
hai cách:
- Tổng giá trị xuất khẩu: Tương ứng với giao
dịch thương mại truyền thống để tính toán theo
cách thông thường, bao gồm cả giá trị gia tăng
trong nước và nước ngoài
- Giá trị gia tăng xuất khẩu: Chỉ bao gồm phần
giá trị gia tăng trong nước (không bao gồm phần
giá trị gia tăng của nước ngoài).
Ví dụ: Nhật Bản xuất khẩu một chiếc ô tô sử
dụng thiết bị điện tử của Malaysia, nếu tính giá
trị xuất khẩu của Nhật Bản theo tổng giá trị xuất
khẩu thì bằng giá trị của cả chiếc xe; còn nếu theo
giá trị gia tăng xuất khẩu thì chỉ bằng phần giá trị
do Nhật Bản tạo ra.
Trong hai cách tính này có thể thấy, tính theo giá
trị gia tăng xuất khẩu phản ảnh chính xác, giảm sự
trùng lặp về giá trị trao đổi thương mại giữa các
quốc gia. Còn cách tính giá trị xuất khẩu theo giá
trị gia tăng xuất khẩu phản ánh trung thực mức
độ tham gia, vị trí của quốc gia trong chuỗi giá trị
CƠ CẤU GIÁ THÀNH CỦA MỘT CHIẾC ÁO JACKET
86%
1%
4%
5% 4%
Hoa Kỳ
Hàn Qu c
Nh t B n
Trung Qu c
Hongkong
Theo quốc gia tham gia chuỗi giá trị toàn cầu
9%
91%
gia công
d ch v
Theo lĩnh vực trong chuỗi giá trị toàn cầu
Nguồn: Fung Global Institute, HongKong, 2014
1...,53,54,55,56,57,58,59,60,61,62 64,65,66,67,68,69,70,71,72,73,...86
Powered by FlippingBook