66
KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
trong khi đó, các nước đang phát triển với nhiều
hạn chế về trình độ nên chủ yếu tham gia các công
đoạn đơn giản, mang lại ít giá trị.
Tỷ lệ giữa giá trị đầu vào xuất khẩu của một
nước với giá trị đầu vào mà nước đó nhập khẩu để
sử dụng cho hoạt động sản xuất xuất khẩu sẽ cho
thấy, vị trí của quốc gia đó trong chuỗi giá trị toàn
cầu, cũng như hiệu quả của việc tham gia trong
chuỗi giá trị toàn cầu. Nếu tỷ lệ của mối quan hệ
này thấp thể hiện nền kinh tế gần như sản xuất trực
tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng, ngược lại, nếu
tỷ lệ cao thể hiện nền kinh tế đang sản xuất đầu
vào thượng nguồn để sử dụng cho hoạt động sản
xuất của các ngành khác.
Ví dụ, với nền kinh tế Nhật Bản, 1 USD xuất
khẩu đầu vào của nước này sẽ được nước khác
sử dụng để sản xuất thì Nhật Bản chỉ phải trả
hơn 1 USD nhập khẩu các đầu vào sử dụng cho
sản xuất nội địa. Ngược lại là trường hợp của
Campuchia và Việt Nam. 1 USD thu được từ
xuất khẩu đầu vào của Campuchia, Việt Nam cho
nước khác sử dụng thì hai nước này phải chi 30
USD cho nhập khẩu các đầu vào sử dụng cho sản
xuất trong nước.
Quy mô của doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng
đến mức độ tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Theo
kết quả nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, Việt
Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu có đến
72% là các doanh nghiệp lớn, chỉ có 22% là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với quy mô của doanh
nghiệp Việt Nam hầu hết là vừa và nhỏ đã làm
hạn chế khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
Tuy nhiên, để gia tăng mức độ tham gia chuỗi giá
trị toàn cầu còn phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động
đầu tư hiệu quả vào công nghệ, kỹ năng, trình độ
và năng suất lao động. Chính vì vậy, vấn đề đặt
ra cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia
chuỗi giá trị toàn cầu là phải tăng tính chủ động,
gia tăng hình thức tham gia trực tiếp, cải thiện
năng lực cạnh tranh của hàng hóa cũng như của
doanh nghiệp thông qua nâng cao chất lượng, sản
xuất theo quy chuẩn quốc tế, sử dụng có hiệu quả
lợi thế về lao động bằng các chiến lược nâng cao
trình độ cho người lao động, đặc biệt là khai thác
hiệu quả sử dụng vốn.
Như vậy, chuỗi giá trị toàn cầu mở ra khả năng
tham gia vào thị trường thế giới cho mọi chủ thể
không phân biệt trình độ phát triển hay khoảng
cách về vị trí địa lý. Tuy nhiên mức độ tham gia, vị
trí của chủ thể trong chuỗi giá trị toàn cầu là không
giống nhau và phụ thuộc vào trình độ, công nghệ,
kinh nghiệm của các bên tham gia.
tài chính, quyền sở hữu trí tuệ, lợi nhuận và các
dịch vụ khác). Hoa Kỳ và Nhật Bản là hai nước
phát triển, lợi thế về cung cấp các hoạt động dịch
vụ nên tham gia chuỗi giá trị toàn cầu giá trị gia
tăng mang lại lớn (86% với Hoa Kỳ, tham gia hạn
chế trong quyền sở hữu trí tuệ đối với máy may
như Nhật Bản vẫn có được 5% giá trị). Trong khi
đó, Hồng Kông, Hàn Quốc và điển hình là Trung
Quốc tham gia toàn bộ công đoạn gia công nhưng
giá trị gia tăng mang lại không lớn.
Sự tham gia của Việt Nam
trong chuỗi giá trị toàn cầu
Việt Nam được đánh giá là quốc gia tham gia
tích cực vào chuỗi giá trị toàn cầu, điển hình là
chuỗi giá trị toàn cầu của các mặt hàng may mặc,
da giầy, điện tử, một số ngành Công nghiệp chế tạo
khác... Lợi thế lớn nhất của Việt Nam khi tham gia
chuỗi giá trị toàn cầu là lao động và môi trường
đầu tư hấp dẫn do các yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật
về môi trường, xã hội không quá khắt khe. Nhiều
công ty quốc tế đã đến Việt Nam đầu tư nhằm khai
thác lợi thế này của Việt Nam, qua đó, đã đưa nền
sản xuất của Việt Nam tham gia vào các chuỗi giá
trị toàn cầu. Theo cách như vậy, có thể thấy các
doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị
toàn cầu chủ yếu theo cách gián tiếp, tức là đóng
vai trò nhà cung cấp cho các công ty quốc tế. Ngay
cả những ngành đang được xếp vào ngành xuất
khẩu chủ lực cho nền kinh tế như dệt may, da giầy
cũng chủ yếu tham gia gián tiếp, doanh nghiệp tiến
hành xuất khẩu trực tiếp còn rất hạn chế.
Trường hợp sản xuất chiếc áo jacket (hình) đã
phần nào cho thấy vị trí của các nước đang phát
triển nói chung và Việt Nam nói riêng trong chuỗi
giá trị toàn cầu.
Giá trị gia tăng được tạo ra nhiều nhất tại hai
công đoạn của chuỗi giá trị toàn cầu là: Công đoạn
R&D, cung cấp đầu vào chủ chốt, công nghệ nguồn
(còn được gọi là thượng nguồn) và công đoạn
marketing, bán lẻ (hạ nguồn). Các nước phát triển
luôn đảm nhận hai khâu này trong chuỗi, vì vậy,
giá trị gia tăng mang lại cho nền kinh tế là rất lớn;
Theo kết quả nghiên cứu của Ngân hàng Thế
giới, Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn
cầu có đến 72% là các doanh nghiệp lớn, chỉ
có 22% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với
quy mô của doanh nghiệp Việt Nam hầu hết là
vừa và nhỏ đã làm hạn chế khả năng tham gia
chuỗi giá trị toàn cầu.