64
VAITRÒCỦACHUỖIGIÁTRỊTOÀNCẦU
TRONGKINHTẾTHẾGIỚI VÀSỰTHAMGIACỦAVIỆTNAM
ThS. HOÀNG THỊ PHƯƠNG LAN
- Học viện Tài chính
Chuỗi giá trị toàn cầu mở ra khả năng tham gia vào thị trường thế giới cho mọi chủ thể
không phân biệt trình độ phát triển hay khoảng cách về vị trí địa lý. Tuy nhiên, sự tham
gia của mỗi quốc gia vào chuỗi giá trị toàn cầu còn tùy thuộc vào trình độ, công nghệ, kinh
nghiệm cũng như mức độ tham gia, vị trí của chủ thể trong chuỗi giá trị toàn cầu...
Vai trò của chuỗi giá trị toàn cầu trong kinh tế
thế giới
Chuỗi giá trị toàn cầu cho thấy sự chuyên môn
hóa ở mức cao hơn theo công đoạn trong chuỗi
giá trị toàn cầu để tăng lợi nhuận so với chuyên
môn hóa theo sản phẩm. Chuyên môn hóa theo
công đoạn một mặt phát huy được lợi thế so sánh
giữa các quốc gia, mặt khác, làm giảm chi phí (thuế
quan, vận chuyển phí), quá trình chuyên môn hóa
thực hiện đơn giản, dễ dàng nên hiệu quả hơn.
Nếu thực hiện chuyên môn hóa theo sản phẩm
nghĩa là một nước sẽ sản xuất một số sản phẩm,
sau đó các nước mang hàng hóa đi trao đổi với
nhau. Nguồn lực của một quốc gia sẽ tập trung sản
xuất ra một nhóm sản phẩm, trong đó, sẽ có nguồn
lực được sử dụng hiệu quả, có nguồn lực hạn chế
vì không có quốc gia nào đủ mạnh về mọi nguồn
lực sản xuất. Tuy nhiên, nếu chuyên môn hóa theo
công đoạn, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thì
quốc gia nào hạn chế về nghiên cứu và phát triển
(R&D) và phân phối, marketing thì có thể tiến hành
công đoạn lắp ráp và ngược lại. Nguồn lực của các
quốc gia cũng sẽ được sử dụng hiệu quả hơn. Như
vậy, với việc chuyên môn hóa theo công đoạn sản
phẩm trong chuỗi giá trị toàn cầu đã khiến cho nội
hàm của quá trình chuyên môn hóa mở rộng hơn,
tạo cơ hội cho nhiều chủ thể tham gia hơn, từ đó,
lợi ích từ trao đổi thương mại cũng lớn hơn.
Hàng hóa trong chuỗi giá trị toàn cầu được chia
thành hai nhóm: Hàng hóa tiêu dùng cuối cùng và
hàng hóa trung gian. Trong giai đoạn 1995 – 2011,
thị phần của nhóm hàng hóa trung gian trong tổng
giá trị hàng hóa xuất khẩu tăng từ 58% lên 63%,
trong khi hàng hóa tiêu dùng cuối cùng giảm từ
18,5% xuống còn 13%.
Kết quả của chuyên môn hóa theo công đoạn,
hình thành các chuỗi giá trị toàn cầu rộng khắp theo
chiến lược giảm thiểu chi phí, gia tăng lợi nhuận của
các công ty quốc tế đã khiến cho gần như không có
ngành Công nghiệp nào đứng ngoài chuỗi giá trị
toàn cầu. Trong giai đoạn 1995-2008, những ngành
Công nghiệp hoạt động theo mô hình chuỗi giá trị
toàn cầu có mức tăng trưởng về sản lượng đầu ra
nhanh chiếm 19% so với các ngành Công nghiệp
khác (những ngành Công nghiệp không tham gia
chuỗi giá trị toàn cầu). Tương tự như vậy, các nền
kinh tế tham gia chuỗi giá trị toàn cầu có mức tăng
thu nhập thực tế khoảng 12% so với các nền kinh
tế đứng ngoài chuỗi giá trị toàn cầu.
Tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu giúp các
quốc gia hạn chế, giảm thiểu được rủi ro do tác
động của khủng hoảng gây ra. Điển hình là trường
hợp động đất ở Nhật Bản năm 2011 hay sóng thần
ở Thái Lan. Cú sốc của một nước là thành viên của
chuỗi giá trị toàn cầu sẽ không trở thành cú sốc
kinh tế vĩ mô đối với các thành viên còn lại trong
chuỗi giá trị toàn cầu. Do chuỗi giá trị toàn cầu tạo
ra sự linh hoạt về lực lượng lao động cũng như thị
trường vốn nên có khả năng giới hạn mức độ ảnh
hưởng của khủng hoảng, chỉ dừng lại ở những lĩnh
vực có liên quan và không lây lan sang các thành
phần còn lại. Hơn nữa, cú sốc đối với một nền
kinh tế thành viên chuỗi giá trị toàn cầu có thể trở
thành cơ hội cho các nền kinh tế còn lại trong chuỗi
thông qua việc các nước này có thể tạm thời tiến
KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ