TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2015
67
Kinh nghiệm từ một số nước
Mỹ
Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý doanh
nghiệp nhỏ của Mỹ, trong những năm qua, hệ thống
doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) của nước này
đã phát triển nhanh chóng, chiếm tới 99,7% tổng số
DN và chiếm 63% tổng số lao động trên toàn lãnh thổ.
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của loại hình DN này,
Chính phủ Mỹ đã tập trung triển khai các biện pháp
hỗ trợ DNNVV như:
(i) Triển khai các biện pháp cải cách khung pháp
lý bao gồm đơn giản hóa thủ tục đăng ký kinh doanh;
cắt bỏ các giấy phép, điều kiện về thủ tục gia nhập thị
trường; giảm thuế thu nhập DN trong một số lĩnh vực
chính; nâng cao các biện pháp hỗ trợ về an sinh xã hội.
(ii) Hỗ trợ tài chính, nâng cao năng lực quản lý các
hoạt động xúc tiến xuất khẩu như:
- Hỗ trợ tài chính: Cục Quản lý DN nhỏ của Mỹ
là cơ quan quản lý trực tiếp triển khai chương trình
tiếp cận tín dụng cho DNNVV, nguồn vốn của chương
trình này được huy động từ các khoản hỗ trợ, đầu tư
của ngân hàng thương mại (NHTM), công ty tài chính,
tổ chức phi chính phủ, Viện Tài chính phát triển cộng
đồng và các công ty đầu tư tài chính tư nhân. Chương
trình hỗ trợ mức tín dụng cao nhất cho các DN với
các khoản bảo lãnh lên tới 5 triệu USD. Hàng năm, ở
Mỹ trung bình có khoảng 50.000 khoản bảo lãnh với
số tiền hàng chục tỷ USD được thực hiện thông qua
chương trình này…
- Hỗ trợ quản lý và đào tạo lao động: Cục Quản
lý DN nhỏ của Mỹ thành lập và quản lý mạng lưới
các Trung tâm phát triển DNNVV chịu trách nhiệm
tư vấn, hỗ trợ đào tạo cho các DNNVV. Các trung tâm
này duy trì một mạng lưới kết nối rộng khắp, cung
cấp và trao đổi các chương trình tư vấn quản lý và đào
tạo nghề và là diễn đàn trao đổi chính thức giữa chủ
DN, người lao động, công chúng và Chính phủ.
- Hỗ trợ công nghệ và xúc tiến xuất khẩu: Mỹ
thành lập các chương trình chuyển giao công nghệ
kinh doanh nhỏ, Quỹ Hợp tác mở rộng chế tạo và xây
dựng mô hình vườn ươm công nghệ, đổi mới kinh
doanh nhỏ. Qua đó, cung cấp các khoản vốn lớn cho
các hoạt động nghiên cứu, triển khai áp dụng công
nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Về xúc tiến
xuất khẩu, Ủy ban Điều phối xúc tiến xuất khẩu Mỹ
chịu trách nhiệm cung cấp các thông tin về thị trường
nước ngoài, pháp luật, thông lệ quốc tế và các dịch vụ
hỗ trợ thông qua 100 văn phòng trên khắp đất nước.
Nhật Bản
Là nước có tới 99,7% DNNVV, tương đương 4,2
triệu DNNVV, đóng góp 28,27 triệu việc làm cho xã
hội và 50,6% giá trị gia tăng trong ngành Sản xuất. Từ
năm 1963 đến nay, Nhật Bản đã thay đổi quan điểm
về loại hình DNNVV. Theo đó, Chính phủ Nhật Bản
thay đổi biện pháp hỗ trợ các DNNVV có tiềm năng
phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể, các
biện pháp hỗ trợ tài chính của Chính phủ nước này
như: Chương trình bảo lãnh của Công ty bảo lãnh tài
chính Nhật Bản, Chương trình cho vay trực tiếp của
ngân hàng Shoko Chukin và Công ty tài chính Nhật
Bản. Các công ty này đã thay mặt Chính phủ bảo lãnh
các khoản vay của DNNVV tại các NHTM. Khi các
hợp đồng được ký kết, bên cạnh lãi DNNVV phải trả
cho ngân hàng, DNNVV còn phải đóng thêm một
KINHNGHIỆMQUỐCTẾTRONG
HỖTRỢTÍNDỤNG CHODOANHNGHIỆPNHỎVÀVỪA
PGS.,TS. TRẦN THỊ LAN HƯƠNG
- Đại học Bách khoa Hà Nội
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có nhiều bất ổn, doanh nghiệp nhỏ và vừa là
những đối tượng dễ bị tổn thương và khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng. Do đó,
không chỉ Việt Nam, các quốc gia trên thế giới đều rất quan tâm và triển khai nhiều giải
pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua khó khăn, phát triển bền vững.