68
KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
từ khu vực NHTM. Theo CIEM, có tới 37% DNNVV
được khảo sát khó tiếp cận với nguồn tín dụng từ
ngân hàng; 43% DNNVV có tiếp cận hạn chế hoặc
có khó khăn về tín dụng… Còn theo một điều tra
của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(VCCI), chỉ 1/3 số DNNVV trên cả nước tiếp cận
được nguồn vốn vay từ ngân hàng. Mặc dù, Chính
phủ đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi nhưng số
DNNVV vay vốn ngân hàng mới chỉ chiếm từ 5 -
10% trên tổng số DN. Để khơi thông nguồn vốn
hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các
DNNVV ở nước ta, cần tập trung triển khai đồng bộ
một số giải pháp sau:
Thứ nhất,
xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh về
hỗ trợ vốn cho các DNNVV. Bên cạnh đó, cần có các
chính sách ưu đãi hỗ trợ riêng cho loại hình DN này
có điều kiện phát triển như: Xác định đối tượng cần
hỗ trợ, lĩnh vực ưu tiên, đơn giản hóa các thủ tục hành
chính…
Thứ hai,
nâng cao hiệu quả của các chương trình hỗ
trợ cho vay DNNVV. Cùng với đó là các biện pháp cho
vay trực tiếp, bảo lãnh tín dụng, tín dụng xuất khẩu,
Quỹ Hỗ trợ DNNVV… cần tiếp tục được đẩy mạnh
triển khai ở phạm vi rộng hơn.
Thứ ba,
hệ thống NHTM có kế hoạch cung cấp sản
phẩm phù hợp với nhu cầu DNNVV. Nhu cầu của
DNNVV hiện nay rất đa dạng, cho nên NHTM cần có
kế hoạch cung ứng sản phẩm vừa mang tính chuẩn
hóa, lại vừa có sự phù hợp nhất định đối với đặc thù
của DNNVV. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về khách
hàng, NHTM cần phối hợp với các hiệp hội DN tại
địa phương trong việc khảo sát năng lực của DNNVV,
từ đó chủ động triển khai cho vay các khoản vay nhỏ
và ngắn hạn, dần dần tiến tới cho vay những khoản
lớn và dài hạn khi đã hiểu rõ hoạt động và khả năng
trả nợ của khách hàng…
Ngoài những giải pháp trên, hệ thống NHTM cần
nỗ lực hơn trong việc tìm kiếm và đề nghị được tiếp
nhận các nguồn vốn ủy thác từ các tổ chức phi chính
phủ, các định chế tài chính lớn như Quỹ Tiền tệ quốc tế
(IMF), Ngân hàng Phát triển châuÁ(ADB); tăng cường
liên kết với Quỹ Bảo lãnh tín dụng và Chương trình bảo
lãnh tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, để
giải quyết nhanh gọn thủ tục cho DNNVV, khi khách
hàng đề nghị bảo lãnh từ những nguồn trên...
Tài liệu tham khảo:
1. Viện Nghiên cứu Kinh tế Quản lý Trung ương (2013). Báo cáo đặc điểm môi
trường kinh doanh ở Việt Nam, kết quả điều tra DNNVV;
2. Nguyễn Văn Lê (2014). Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với DNNVV ở Việt
Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn;
3.Cácwebsite:sbv.gov.vnncseif.gov.vn,dangkykinhdoanh.gov.vn,tapchitaichinh.vn…
khoản phí bảo lãnh cho Công ty bảo lãnh tài chính
Nhật Bản. Trường hợp DNNVV không trả được nợ,
Công ty bảo lãnh tài chính Nhật Bản sẽ đứng ra chịu
trách nhiệm bù đắp một phần hoặc toàn bộ tổn thất
cho NHTM… Theo thống kê của Bộ Kinh tế, Tài chính
và Công nghiệp Nhật Bản, số tiền cho vay DNNVV
được bảo lãnh bởi Công ty bảo lãnh tài chính Nhật
Bản trong năm 2013 chiếm 13,6% tổng số tiền cho vay
DNNVV; trong đó, số tiền cho vay DNNVV từ ngân
hàng Shoko Chukin hoặc Công ty bảo lãnh tài chính
Nhật Bản chiếm 9,5%.
Vương quốc Anh
Từ những năm 1980 đến nay, Anh xây dựng các
chính sách hỗ trợ DNNVV nhằm mục đích giải quyết
tình trạng thất nghiệp. Theo đó, hệ thống chính sách
hỗ trợ DNNVV của nước này được chia thành các nội
dung cụ thể như sau: (i) Các biện pháp giảm tỷ lệ lãi
suất và cải thiện về thuế; (ii) Bãi bỏ các quy định, đơn
giản hóa các thủ tục hành chính; (iii) Xây dựng chính
sách cho từng khu vực như: Hỗ trợ các xí nghiệp công
nghệ cao; hỗ trợ khu vực kinh doanh; hỗ trợ khu vực
thiểu số…; (iv) Hỗ trợ tài chính cho các chương trình
đào tạo DN nhỏ; cung cấp các khoản ưu đãi thuế cho
các nhà đầu tư để họ đầu tư vào các công ty mà Nhà
nước chỉ định…; (v) Hỗ trợ DNNVV gián tiếp thông
qua hoạt động cung cấp thông tin, tư vấn DN; (vi) Xây
dựng mối quan hệ giữa Chính phủ và DNNVV.
Điều đáng chú ý là các chính sách hỗ trợ DNNVV
của nước này không dựa trên khái niệm về bảo hộ
DNNVV mà tuân thủ theo nguyên tắc thị trường và
được triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm
nhằmmang lại những lợi ích thiết thực cho cộng đồng
DN nói chung và DNNVV nói riêng.
Khơi thông nguồn vốn cho DNNVV ởViệt Nam
Báo cáo của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế
Trung ương (CIEM) công bố đang cho thấy, nguồn
vốn DNNVV sử dụng để đầu tư chủ yếu từ nguồn
vốn tự có chiếm 34,5% và vay từ ngân hàng hoặc các
nguồn chính thức khác chiếm 51,8%. Như vậy, ngoài
việc sử dụng vốn tự có hạn hẹp thì DNNVV ở nước
ta phụ thuộc khá nhiều vào nguồn vốn vay từ bên
ngoài, đặc biệt là khó tiếp cận được với nguồn vốn
Báo cáo của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh
tế Trung ương cho thấy, nguồn vốn doanh
nghiệp nhỏ và vừa sử dụng để đầu tư chủ yếu
từ nguồn vốn tự có (34,5%) và vay ngân hàng
hoặc các nguồn chính thức khác (51,8%).