TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2015
69
TÁI CẤUTRÚC HỆ THỐNGNGÂNHÀNG:
THỰCTIỄNQUỐCTẾVÀVIỆTNAM
TRẦN ANH TUẤN
Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là hướng tới sắp xếp, nâng cao khả năng quản trị điều
hành của ngân hàng thương mại; đảm bảo an toàn và hình thành hệ thống các ngân hàng
có sức mạnh thực sự về tài chính. Từ thực tiễn quốc tế và Việt Nam, bài viết đề xuất những
vấn đề quan trọng cho quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của một số nước
Mỹ:
Hoạt động tái cấu trúc ngân hàng là việc làm
thường xuyên và liên tục nhằm tạo ra sự phát triển
bền vững cho hệ thống ngân hàng và nền kinh tế;
việc mua bán, sáp nhập là câu chuyện bình thường,
thông tin liên quan đến nợ xấu, mức độ giảm vốn của
ngân hàng phải sáp nhập cũng như quyền, nghĩa vụ
và thời điểm sáp nhập của ngân hàng đều được thực
hiện công khai và đăng tải trên các website công bố
thông tin. Ngoài hình thức sáp nhập, hợp nhất, Chính
phủ Mỹ còn thường xuyên can thiệp để giúp đỡ hệ
thống ngân hàng tái cấu trúc và tạm thời kiểm soát
các ngân hàng yếu kém. Điển hình như, hồi tháng
9/2008, hai tập đoàn chiếm 1/2 thị trường tín dụng thế
chấp bất động sản Mỹ là Fannie Mae và Freddie Mac
được Chính phủ Mỹ tiếp quản để tránh sụp đổ. Cũng
trong năm này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chi
85 tỷ USD để cứu hãng bảo hiểm khổng lồ AIG thoát
khỏi nguy cơ phá sản. Việc tạm thời quốc hữu hóa
ngân hàng được thể hiện thông quá hình thức tái cấp
vốn cho các ngân hàng, mua lại giấy tờ có giá hay cân
bằng nợ dài hạn cho những ngân hàng phải tái cấu
trúc sau đó bán lại cho tư nhân sau khi ngân hàng đó
hồi phục và đi vào ổn định.
Thụy Điển:
Kế hoạch quốc hữu hóa ngân hàng để giải cứu hệ
thông ngân hàng thoát khỏi suy thoái kinh tế cũng đã
được nước này tính đến. Thụy Điển đã tách số tài sản
xấu ra khỏi bảng cân đối tài sản của hai ngân hàng bị
quốc hữu hóa và giao cho hai Công ty Quản lý tài sản
(AMC) quản lý riêng hoạt động như một dạng quỹ
đầu tư vốn, cấp vốn và quản lý những doanh nghiệp
còn khả năng sinh lợi; đồng thời, lựa chọn thời điểm
và khách hàng thích hợp để thanh lý tài sản còn lại.
Ấn Độ:
Nước này lần đầu tiên quốc hữu hóa ngân hàng
từ năm 1955, thông qua việc tiếp quản ngân hàng
Imperial Bank of India và chuyển đổi ngân hàng này
thành ngân hàng State Bank of India. 21 ngân hàng
tiếp theo sau cũng được Ấn Độ thực hiện thông qua
hình thức quốc hữu hóa từ năm 1969. Khảo sát cho
thấy, việc quốc hữu hóa ngân hàng củaẤn Độ đã giúp
ngăn chặn hình thành việc độc quyền trong một số
ngành Công nghiệp; Đồng thời, làm giảm sự mất cân
đối giữa các khu vực khi các chi nhánh ngân hàng
được mở đến tận những bang nghèo, xa xôi như:
Asam, Bihar, Uttar Pradesh thay vì mở tại những
tiểu bang đã phát triển như Gujarat, Tamil Nadu…
Ngoài ra, việc quốc hữu hóa ngân hàng còn thu hút
tiết kiệm, kiểm soát hành vi trốn thuế, thúc đẩy tăng
trưởng nền kinh tế…
Thái Lan:
Ngoài các hình thức sáp nhập, hợp nhất, quốc hữu
hóa ngân hàng thì nước này còn sử dụng tới hình thức
kêu gọi vốn đầu tư tư nhân vào tái cấu trúc hệ thống
ngân hàng. Thái Lan cho phép các nhà đầu tư nước
ngoài nắm giữ cổ phần chi phối đối với các ngân hàng
thương mại trong nước với khoảng thời gian 10 năm,
sau đó phải bán lại cổ phần cho các cổ đông trong
nước để giảm tỷ lệ sở hữu nước ngoài xuống hạn mức
mà pháp luật quy định. Bên cạnh đó, Chính phủ Thái