TCTC ky 1 thang 7-2016 - page 55

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2016
57
tranh luận về giá hiện hành vẫn còn tiếp diễn với
các công trình nghiên cứu của Dean G.W và Well
M.C “Kế toán theo giá hiện hành – nhận diện vấn
đề” năm 1977; Edgar Adward “Kế toán theo giá hiện
hành” năm 1975; Revsine Lawrence “kế toán theo
giá thay thế” năm 1973; Rechard Samuelson “Biến
động giá hiện hành có nên được phản ánh vào kết
quả?” năm 1980.
Cơ sở lý thuyết của mô hình giá hiện hành
Cơ sở lý thuyết của mô hình giá hiện hành bao
gồm những khía cạnh cơ bản sau:
- Mục tiêu của thông tin tài chính.
Các nhà nghiên
cứu về mô hình kế toán theo giá hiện hành cho rằng,
mục tiêu của thông tin tài chính là giúp các chủ thể
khác đánh giá các quyết định đã thực hiện trong quá
khứ. Sự kết hợp giữa thông tin quá khứ theo giá gốc
và thông tin hiện tại theo giá hiện hành sẽ giúp việc
đánh giá các quyết định trong quá khứ và dự báo
được tương lai. Một mặt, mục tiêu của thông tin tài
chính phục vụ cho các nhà quản trị doanh nghiệp.
Mặt khác, khi thông tin hữu ích cho các nhà quản trị
thì nó cũng hữu ích với các chủ thể khác là chủ sở
hữu và chủ nợ.
- Khái niệm lợi nhuận kinh doanh.
Hạt nhân của hệ
thống lý luận cơ sở cho việc đề xuất sử dụng mô hình
giá hiện hành trong lý thuyết của Edward và Bell
cũng như các học giả khác là khái niệm “Lợi nhuận
kinh doanh”. Lợi nhuận kinh doanh bao gồm hai bộ
phận cấu thành chủ yếu, đó là: (i) Lợi nhuận hoạt
động hiện hành; (ii) Các khoản tiết kiệm chi phí đã
thực hiện. Cụ thể, đối với lợi nhuận hoạt động hiện
Tổng quan nghiên cứu về mô hình giá hiện hành
Một trong những học giả đầu tiên nghiên cứu về
giá hiện hành là Limperg, người Hà Lan. Ngay trong
thập niên 1920, ông đã nghiên cứu và công bố về mô
hình giá hiện hành. Đến năm 1936, tại Mỹ, Giáo sư
Sweeney đã đề xuất kế toán điều chỉnh theo mức giá
chung và mô hình kế toán theo giá hiện hành trong
tác phẩm “Kế toán ổn định”. Tác phẩm này được coi
như sự khởi đầu cho những nghiên cứu một cách có
hệ thống về mô hình giá hiện hành trong kế toán.
Cách tiếp cận kinh tế học trong kế toán được
phát triển mạnh từ thập niên 1940, do ảnh hưởng
của quan điểm kết quả kinh tế của nhà kinh tế học
Hick. Trong đó, tiêu biểu là quan điểm của Edward
và Bell trong giai đoạn 1960 - 1980 cũng như quan
điểm về kết quả toàn diện được đề cập trong khuôn
khổ quy định về kế toán cuối thế kỷ XX.
Năm 1961, Edward và Bell công bố tác phẩm
“Lý thuyết về đo lường lợi nhuận kinh doanh”. Tác
phẩm này được đánh giá là bước ngoặt cho sự phát
triển các nghiên cứu lý thuyết về mô hình giá hiện
hành, đặt nền móng cho các nghiên cứu tiếp theo về
giá hiện hành trong những năm cuối của thể kỷ XX.
Kể từ sau khi công trình nghiên cứu của Edward và
Bell được công bố, các nghiên cứu, tranh luận về giá
hiện hành đã thực sự được các học giả quan tâm.
Đặc biệt, trong thập niên 1970, các nước phát triển
đối mặt với tình hình lạm phát cao, giá hiện hành đã
được các tổ chức lập quy ở các nước sử dụng trong
khuôn khổ quy định về kế toán ở Anh, Mỹ và một
số nước khác.
Trong những năm tiếp theo, các nghiên cứu
MÔHÌNHGIÁHIỆNHÀNHTRONG KẾ TOÁN:
NHÌNTỪGÓC ĐỘ KINHTẾ HỌC
ThS. NGUYỄN TUẤN DUY
- Công ty Thẩm định giá và đại lý thuế Vi t Nam
Trong những năm đầu thế kỷ XX, các nghiên cứu lý thuyết kế toán đã được các học giả về kế toán
quan tâm, nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm kiếm các mô hình tính giá khác thay thế cho
mô hình giá gốc. Các nghiên cứu về mô hình giá hiện hành đã phát triển một hệ thống các quan
điểm lý thuyết khá hoàn chỉnh làm cơ sở cho việc sử dụng rộng rãi mô hình giá hiện hành trong kế
toán. Bài viết đưa ra góc nhìn lý thuyết về mô hình giá hiện hành trong kế toán nhằm giúp doanh
nghiệp đầu tư, mua sắm tài sản ở mức giá tốt nhất.
Từ khóa: Mô hình, giá hiện hành, kế toán, giá gốc, kinh tế học, doanh nghiệp.
1...,45,46,47,48,49,50,51,52,53,54 56,57,58,59,60,61,62,63,64,65,...90
Powered by FlippingBook