62
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
Tập đoàn Colgate Palmolive (Mỹ) thâu tóm kem đánh
răng Dạ Lan:
Năm 1988, thương hiệu kem đánh răng Dạ Lan
được ra đời. Sau 1 năm phát triển ông Trịnh Thành
Nhơn - Ông chủ thương hiệu Dạ Lan tiến quân ra
Bắc thông qua hội chợ triển lãm vào năm 1989. Chỉ
sau đó một thời gian ngắn, Dạ Lan đã đánh bại kem
đánh răng Trung Quốc và khẳng định vị thế hàng
Việt trên thị trường nội địa.
Đến năm 1994, thị trường kem đánh răng Việt
Nam chủ yếu do 2 thương hiệu nội địa là P/S của
Công ty Phong Lan và Dạ Lan của Công ty Sơn Hải
nắm giữ. Riêng Dạ Lan chiếm khoảng 70% thị phần.
Tuy nhiên, sau khi Công ty Phong Lan công bố bán
thương hiệu kem đánh răng P/S cho Unilever (Anh,
Hà Lan) với giá 5 triệu USD đã ảnh hưởng sâu sắc
đến suy nghĩ của ông chủ kem Dạ Lan. Năm 1995,
ông Nhơn quyết định bán thương hiệu Dạ Lan cho
Tập đoàn Colgate Palmolive (Mỹ) với giá 3 triệu
Nhìn lại một số trường hợp M&A có tính chất
thâu tóm ở Việt Nam
Hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) diễn ra
phổ biến tại các quốc gia trên thế giới và bùng nổ tại
Việt Nam trong giai đoạn mở cửa kinh tế thị trường.
Chủ thể trong M&A có thể là các doanh nghiệp (DN)
trong nước, các DN nước ngoài thâu tóm DN nội địa
thậm chí cả các DN nước ngoài thôn tính lẫn nhau
tại Việt Nam. Bên cạnh những thành tựu mà M&A
mang lại như: Các lợi ích cộng hưởng từ quy mô của
DN gia tăng, lợi ích cộng sinh liên kết do các DN có
thể hình thành các chuỗi giá trị mới; tạo ra quyền
lực mới cho thị trường nhờ giảm thiểu đối thủ cạnh
tranh… thì M&A cũng có nhiều mặt trái như: Hình
thành thế lực độc quyền, thâu tóm thù địch có thể
triệt tiêu các DN nhỏ, DN bản xứ…
Những hoạt động M&A đầu tiên tại Việt Nam
gắn liền với làn sóng đầu tư trực tiếp. Các công ty
đa quốc gia trên thế giới với tiềm lực lớn về vốn,
khoa học công nghệ và trình độ quản lý đã đổ bộ
vào Việt Nam. Để nhanh chóng chiếm lĩnh và làm
chủ thị trường, không ít DN nước ngoài đã triển
khai kế hoạch thâu tóm. Hàng loạt thương hiệu từ
nhiều lĩnh vực như: Thực phẩm, hàng tiêu dùng,
điện tử… đã nhanh chóng bị DN nước ngoài thâu
tóm và trở thành cầu nối để hàng ngoại tràn ngập
vào thị trường trong nước.
Nhìn lại quá trình M&A có tính chất thâu tóm
trên thị trường Việt Nam có thể dẫn chứng 2 trường
hợp điển hình cho hoạt động này, đó là Tập đoàn
Colgate Palmolive (Mỹ) thâu tóm thương hiệu kem
đánh răng Dạ Lan và Phở 24 bị thâu tóm bởi Công
ty Việt Thái Quốc tế và Tập đoàn JolliBee.
M&A CÓTÍNH CHẤT THÂUTÓMTẠI VIỆT NAM
VÀMỘT SỐ KHUYẾNNGHỊ
ThS. TRẦN THỊ THU NHUNG
Thời gian gần đây, hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) ở Việt Nam diễn ra khá sôi động trong
bối cảnh mở cửa kinh tế thị trường. Những lợi tích mà M&A mang lại cho doanh nghiệp như hình
thành các chuỗi giá trị mới, nâng cao vị thế, tạo ra quyền lực mới cho thị trường…Phân tích
những mặt trái của M&A có tính chất thâu tóm trong nền kinh tế, bài viết đưa ra một vài khuyến
nghị chính sách có thể giảm thiểu những tác động tiêu cực của M&A có tính chất thâu tóm.
•
Từ khóa: M&A, doanh nghiệp, thương hiệu, kinh tế, tăng trưởng.
MỘT SỐ THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM BIẾN MẤT HOẶC BỊ THÂU TÓM
TT Thương hiệu Sản phẩm Chủ thể thâu tóm
1 P/S
Kem đánh răng Unilever (Anh, Hà Lan)
2 Dạ Lan
Kem đánh răng Colgate Palmolive ( Mỹ)
3 Diana
Vệ sinh
Unicharm ( Nhật Bản)
4 Viso
Bột giặt
Unilever (Anh, Hà Lan)
5 Phở 24
Thực phẩm Highlands Coffee
6 Bibica
Bánh kẹo
Lotte ( Hàn Quốc)
7 Tribeco
Đồ uống
Uni- President
( Đài Loan)
8 Vietronic
Điện từ
Sony, Panasonic
Nguồn: Tổng hợp của tác giả