TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2016
63
Luật Quản lý cạnh tranh… thế nhưng các văn bản
pháp luật này đều đề cập đến những khía cạnh rất
nhỏ của M&A. Điều này làm cho các chủ thể quan
tâm tới M&A khó có thể tiếp cận được đầy đủ thông
tin cần thiết.
Thứ hai,
cần duy trì ổn định các chỉ số vĩ mô cơ
bản. Để thu hút được những “ông lớn” trên thế giới
cũng như những DN mạnh trong nước thực hiện
quá trình M&A lành mạnh và thân thiện, Nhà nước
cần đảm bảo duy trì tăng trưởng GDP, ổn định kinh
tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát cũng như những cam
kết về ổn định tỷ giá hối đoái.
Thứ ba,
thành lập cơ quan chuyên trách quản lý và
kiểm soát M&A. Hiện nay, chưa có cơ quan chuyên
trách của Nhà nước để quản lý và kiểm soát các
hoạt động M&A. Những bộ phận cơ quan liên quan
đến việc quản lý và kiểm soát M&A chỉ là những cơ
quan kiêm nhiệm nằm trong các cơ quan của Chính
phủ từ Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư… Chính vì thế công tác kiểm soát M&A ở
nước ta chưa thực sự hiệu quả và có chất lượng. Các
DN khi phát hiện mình bị thâu tóm thường bị động
mà thiếu sự tư vấn từ các cơ quan quản lý nhà nước.
Thứ tư,
tăng cường biện pháp kiểm soát dòng
luân chuyển vốn quốc tế để kiểm soát M&A trong
lĩnh vực thu hút đầu tư.
Thứ năm,
cần
xây dựng chế tài xử lý đủ mạnh.
Một trong những nguyên nhân dẫn tới việc các vụ
thâu tóm ác ý, những thông tin không minh bạch
từ các giao dịch trên thị trường chứng khoán cũng
như thương vụ M&A chính là chế tài xử lý vi phạm
của chúng ta còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe các chủ
thể tham gia thị trường. Hiện tại, mức phạt về vi
phạm công bố thông tin của cổ đông lớn khi giao
dịch trên thị trường chứng khoán chỉ ở mức 40 triệu
đồng/lần vi phạm hay các công ty niêm yết có thể
chậm nộp báo cáo tài chính tới vài tháng mà không
hề bị xử phạt cũng được cho là chưa nghiêmminh…
Chính những điều này đã làm chậm thông tin gây ra
phản ứng dây chuyền là các quyết định của DN, cổ
đông hay cơ quan quản lý để điều tiết các hoạt động
M&A có độ trễ về mặt thời gian.
Tài liệu tham khảo:
1. Quốc hội (2004), Luật Cạnh tranh;
2. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư;
3. Chính phủ (2007), Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20/4/2007 về vi c
nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Vi t Nam;
4. Cục Quản lý cạnh tranh (2012), Báo cáo tập trung kinh tế Vi t Nam;
5. Cục Quản lý cạnh tranh (2010), Khuôn khổ pháp lý M&A trong ngành Ngân
hàng tại Vi t Nam và những kiến nghị nhằm nâng cao hi u quả hoạt động
M&A trong lĩnh vực ngân hàng,
.
USD và mong muốn tập đoàn này sẽ tiếp tục phát
triển tốt thương hiệu Dạ Lan không chỉ trong nước
mà còn trên thị trường quốc tế.
Ngoài số tiền nhượng thương hiệu, ông chủ cũ
của Dạ Lan còn ngồi ghế Phó tổng giám đốc cho liên
doanh Colgate Palmolive - Sơn Hải với mức lương
gần 100.000 USD/năm. Thế nhưng sau khi mọi
thủ tục chuyển nhượng và liên doanh hoàn thành,
thương hiệu Dạ Lan chỉ tồn tại vỏn vẹn 3 tháng trên
thị trường, sau đó bị thay thế bằng thương hiệu kem
đánh răng Colgate. Như vậy, thông qua hoạt động
M&A Tập đoàn Colgate Palmolive đã đạt được mục
tiêu trong chiến lược mua một thương hiệu nội địa
có thị phần lớn ở Việt Nam, sau đó khai tử để đưa
thương hiệu của mình vào.
Phía sau vụ thâu tóm thương hiệu Phở 24
Từ khi thành lập cho đến năm 2011, Phở 24 đã
mở được 70 cửa hàng với 70% các cửa hàng nội địa
tọa lạc tại các tỉnh thành lớn như: Hồ Chí Minh, Hà
Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương và 30% các
cửa hàng quốc tế tại Jakarta (Indonesia), Manila
(Philippines), PhnomPenh (Campuchia), Ma Cao -
Hồng Kông và Tokyo (Nhật Bản). Đây được coi là
điển hình cho sự thành công của thương hiệu ăn
nhanh Việt do Tiến sỹ Lý Quý Trung đầu tư.
Tuy nhiên, giữa lúc Phở 24 đang phát triển và
bước vào giai đoạn mới thì ông chủ của thương hiệu
này lại quyết định sang tên cho Công ty Việt Thái
Quốc tế của ông Davaid Thái (chủ nhân của thương
hiệu Highland Coffee) với giá 20 triệu USD. Thông
tin vụ M&A thương hiệu này chưa kịp nguôi ngoai,
Công ty Việt Thái Quốc tế lại tiếp tục bán 50% cổ
phần của Phở 24 cho Tập đoàn JolliBee (Philippines)
với giá 25 triệu USD. Như vậy, sau 2 lần bán thương
hiệu, Phở 24 đã qua tay 2 ông chủ đồng sở hữu là
Công ty Việt Thái Quốc tế và Tập đoàn JolliBee -
mỗi bên nắm giữ 50%.
Nhìn ở khía cạnh tài chính, cả ông Lý Quý Trung
và Công ty Việt Thái Quốc tế đều đã thành công
khi phát triển thương hiệu Phở 24 chỉ với vỏn vẹn
1 tỷ đồng. Sau 8 năm, Phở 24 được sang tên với giá
20 triệu USD (tương ứng 420 tỷ đồng). Còn đối với
Công ty Việt Thái Quốc tế chỉ sang tên 50% cổ phần
nhưng công ty đã thu được 25 triệu USD từ Tập
đoàn JolliBee.
Một số khuyến nghị chính sách
Thứ nhất,
từ thực trạng cho thấy cần hoàn thiện
khung pháp lý về hoạt động M&A và kiểm soát hoạt
động này trong nền kinh tế. Hiện nay, M&A ở Việt
Nam được nhắc đến trong nhiều văn bản pháp luật
từ Luật DN, đến Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán,