TCTC ky 1 thang 7-2016 - page 63

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2016
65
Việc lập toán chi phí kinh doanh nên được tiến
hành chi tiết theo yếu tố chi phí sau đó tổng hợp
theo khoản mục chi phí bao gồm:
- Dự toán giá bán trong mối quan hệ với các
thành phần cấu thành giá bán theo phương pháp
trực tiếp như biến phí, định phí, lợi nhuận mục tiêu;
- Dự toán chi phí nguyên vật liệu và cung ứng
nguyên vật liệu;
- Dự toán chi phí nhân công và cung ứng công
nghệ thông tin;
- Dự toán chi phí sản xuất chung;
- Dự toán chi phí bán hàng và quản lý DN.
Kết luận
Các DN may hiện nay đều lập dự toán tĩnh (chỉ
cho một mức độ hoạt động nhất định) do tính đơn
giản của nó. Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất, các
DN may thường gặp phải vấn đề lựa chọn mức sản
lượng khác nhau, đặc biệt là các DN may đang tiến
tới giảm các đơn hàng gia công theo phương thức
CMT (sản xuất theo hình thức gia công)/OEM (sản
xuất theo thiết bị gốc), tăng khối lượng tự sản xuất
và tiêu thụ theo phương thức gia công ODM (thiết
kế trên ý tưởng có sẵn, sản xuất).
Để đáp ứng yêu cầu đó, DN may cần thiết lập dự
toán linh hoạt và xây dựng hệ thống định mức phù
hợp. Thông tin do dự toán và hệ thống định mức
linh hoạt sẽ cung cấp cho các nhà quản trị sử dụng
trong việc so sánh chi phí thực tế ở các mức độ hoạt
động khác nhau, từ đó có các quyết định về mức giá
bán sản phẩm khác nhau, đảm bảo DN có lãi nhưng
vẫn đáp ứng được đơn hàng của khách hàng.
Tài liệu tham khảo:
1. Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vi t Nam,
2014, Báo cáo phân tích DN Tập đoàn D t may Vi t Nam;
2. Công ty Chứng khoán FPT, 2014, Báo cáo ngành D t may;
3. Báo Công Thương, 2016, Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm d t may.
Bước 2: Xây dựng tiêu chuẩn quy định định mức
giá cho các yếu tố chi phí phát sinh.
Theo đó, cần có sự phối hợp giữa các bộ phận: bộ
phận kinh doanh, bộ phận kỹ thuật, bộ phận nhân
sự, bộ phận vật tư… Đặc biệt, đối với chi phí gián
tiếp như chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng,
chi phí quản lý DN cần được xây dựng theo hai yếu
tố là định mức định phí và định mức biến phí.
Để giảm chi phí cố định tiêu hao trên một đơn
vị sản phẩm, nhà quản lý DN luôn hướng tới việc
giảm tối thiểu tổng định phí có thể và tăng tối đa số
lượng sản phẩm sản xuất thực tế.
Định mức biến phí được xây dựng theo định
mức giá và định mức lượng thời gian. Trong đó,
định mức giá phản ánh phần biến phí của đơn giá
phân bổ chi phí gián tiếp. Định mức thời gian phản
ánh thời gian cho phép của hoạt động được chọn
làm căn cứ phân bổ chi phí gián tiếp cho một đơn
hàng, sản phẩm. Công thức phân bổ biến phí chi
phí gián tiếp được thực hiện như sau:
Hệ số phân bổ
biến phí chi phí gián tiếp =
Tổngbiếnphíchiphígiántiếpướctính
Tổngtiêuthứcphânbổchiphígiántiếp
Định mức biến phí chi phí gián tiếp = Mức độ
hoạt động bình quân một sản phẩm x Hệ số phân
bổ biến phí chi phí gián tiếp
Hai là,
DN may cần lập hệ thống dự toán chi phí
theo hướng phục vụ quản trị chi phí.
Theo đó, mô hình lập dự toán phù hợp cho các
DN may thể hiện qua mô hình cột bên. Căn cứ vào
định hướng phát triển sản phẩm và thị trường của
DN, lãnh đạo DN sẽ đưa ra các yêu cầu và mục tiêu
để các bộ phận cấp dưới thực hiện triển khai. Theo
tác giả, đối với các DN may nên lập dự toán chi phí
sản xuất theo đơn đặt hàng và theo quy trình sản
xuất. Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý
DN sẽ lập theo các trung tâm chi phí dự toán như
các phòng ban, phân xưởng (căn cứ trên nhiệm vụ
được giao chung, không thể xác định cụ thể cho
từng đơn hàng, sản phẩm như sau:
- Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được
lập trên cơ sở định mức nguyên vật liệu cho từng loại
sản phẩm và đơn giá dự kiến của từng loại vật liệu.
- Dự toán chi phí nhân công trực tiếp được lập
trên cơ sở định mức thời gian lao động và đơn giá
tiền lương của từng loại lao động tham gia vào quá
trình sản xuất sản phẩm.
- Dự toán chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng
và quản lý DN được xác định trên cơ sở số liệu của các
kỳ trước và những dự kiến cho kỳ kế hoạch của từng
bộ phận liên quan. Các dự toán cần được lập theo dây
chuyền sản xuất, đơn hàng hoặc từng lô sản phẩm.
Lãnh đạo doanh
nghiệp
Khối phòng kinh doanh
Khối phòng tài chính kế toán
Phân
xưởng Cắt
Phân
xưởng
may
Phân xưởng
đóng gói hoàn
thiện
Các phân
xưởng SX
khác
Định hướng mục
tiêu mới
Yêu cầu về theo
dõi và giám sát
MÔ HÌNH LẬP DỰ TOÁN PHÙ HỢP
CHO CÁC DOANH NGHIỆP MAY VIỆT NAM
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả
1...,53,54,55,56,57,58,59,60,61,62 64,65,66,67,68,69,70,71,72,73,...90
Powered by FlippingBook