TCTC ky 1 thang 7-2016 - page 62

64
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
hoạt động sản xuất kinh doanh của DN...
Các giải pháp hoàn thiện
Nhằm hoàn thiện hệ thống định mức và dự toán
chi phí trong các DN may, trong thời gian tới, cần
chú trọng một số nhóm giải pháp quan trọng sau:
Một là,
xây dựng một hệ thống định mức chi phí
chính xác cho các sản phẩm của DN. Cụ thể, DN
cần tiến hành các bước xây dựng hệ thống định
mức chi phí như sau:
Bước 1: Xây dựng định mức hao phí về lượng
vật tư - kỹ thuật cho các yếu tố chi phí trực tiếp.
Đối với chi phí sản xuất, đặc biệt là của sản phẩm
may mặc gồm có nhiều bộ phận cấu thành nên để
xây dựng định mức lượng hao phí vật tư - kỹ thuật,
DN cần xây dựng cho từng chi tiết công đoạn sản
xuất (cắt, may, hoàn thiện, đóng gói).
Đối với vật liệu chính: Căn cứ vào loại sản phẩm,
khả năng thay thế nguyên vật liệu để xác định các
thông số kỹ thuật.
Đối với vật liệu phụ: Căn cứ vào đặc tính của sản
phẩm để có thể định mức theo một tỷ lệ phù hợp.
Đối với hao phí nhân công trực tiếp, việc xác
định định mức hao phí cho các sản phẩm quy chuẩn
là hoàn toàn phù hợp với tính đa dạng trong sản
phẩm của DN may. Từ định mức hao phí lao động
của các sản phẩm quy chuẩn để xây dựng định mức
hao phí nhân công trực tiếp cho từng đơn vị sản
phẩm, đơn hàng cụ thể. Các DN may nên sử dụng
hình thức bấm giờ để xác định thời gian cần thiết
hoàn thành đơn vị sản phẩm.
Thực trạng công tác xây dựng định mức
và dự toán chi phí tại doanh nghiệp may
Trong những năm qua, các doanh nghiệp (DN)
may đã có cơ sở và nền tảng tương đối tốt của hệ
thống dự toán chi phí là công tác địnhmức chi phí. Tuy
nhiên, việc điều chỉnh định mức chưa kịp thời và còn
có nhiều yếu tố chi phí trong sản xuất chưa được lập
định mức như chi phí kiểm tra chất lượng sản phẩm,
thiệt hại trong sản xuất, thiệt hại do sản phẩm hỏng...
Hơn nữa, việc sử dụng và phát huy tính hiệu quả của
hệ thống định mức cũng chưa được triệt để. Các DN
chỉ sử dụng địnhmức để tính toán giá thành địnhmức
trong từng trường hợp cụ thể và là một trong những
căn cứ để quyết định nhận đơn đặt hàng.
Hiện nay, có khá nhiều DN may đã và tiến hành
xây dựng hệ thống định mức chi phí. Tuy nhiên,
trong quá trình thực hiện, có một số khó khăn
thường thấy ở các DN: Năng lực xây dựng định
mức còn hạn chế, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa
các bộ phận; Nguồn tài chính hạn hẹp; Nhận thức
chưa đầy đủ về công tác xây dựng định mức…
Bên cạnh đó, hiện nay rất ít DN tiến hành lập
dự toán chi phí sản xuất kinh doanh và chuyển đổi
các định mức vật tư - kỹ thuật đang được thực hiện
một cách chặt chẽ trong đơn vị thành dự toán chi
phí. Điều này là do chỉ có một số DN có thể chủ
động được kế hoạch sản xuất của cả năm, trong khi
số còn lại gần như phụ thuộc vào đơn đặt hàng từ
đối tác bên ngoài. Ngoài ra, cũng chưa có DN nào
dựa vào số liệu thống kê về chi phí của DN mình để
tìm hiểu về cách ứng xử của chi phí đối với mức độ
HOÀNTHIỆNHỆ THỐNGĐỊNHMỨC
VÀDỰTOÁNCHIPHÍTRONGDOANHNGHIỆPMAY
NCS. NGUYỄN HẢI HÀ
- Trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định
Dệt may là một trong những lĩnh vực được hưởng lợi nhiều nhất từ việc Việt Nam gia nhập các
Hiệp định thương mại tự do. Tuy nhiên, để có thể tận dụng được cơ hội này và nâng cao sức cạnh
tranh, tới đây, doanh nghiệp may Việt Nam cần quan tâm đến việc thiết lập hệ thống định mức và
dự toán chi phí từ việc tổ chức nguồn cơ sở dữ liệu đến việc phối hợp giữa các bộ phận trong quá
trình xây dựng thông tin. Bài viết đánh giá về thực trạng công tác xây dựng định mức và dự toán
chi phí tại doanh nghiệp may ở nước ta hiện nay và đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện hệ
thống định mức và dự toán chi phí trong thời gian tới.
Từ khóa: dự toán chi phí, doanh nghiệp may, chi phí gián tiếp, hệ thống định mức.
1...,52,53,54,55,56,57,58,59,60,61 63,64,65,66,67,68,69,70,71,72,...90
Powered by FlippingBook