66
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
và thẩm định, lại chưa được các DN quan tâm và
không được biết đến. Không đến 40% các công ty
biết được chi phí chất lượng của họ là bao nhiêu
(Rao et al., 1996).
Juran (1988) đề xuất, mức chất lượng tối ưu có
thể tìm được khi các thiệt hại do lỗi gây ra bằng
với các chi phí để kiểm soát chất lượng. Sau đó,
Masser (1957) và Feigenbaumn (1961) đã chia nhỏ
chi phí chất lượng thành: Chi phí phòng ngừa, chi
phí thẩm định và chi phí lỗi.
Mô hình chi phí chất lượng cổ điển
Chi phí chất lượng là những chi phí gắn liền
với việc đảm bảo rằng, các sản phẩm đáp ứng
những tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định. Các chi phí
liên quan đến chất lượng được chia thành 2 nhóm:
Chi phí cho sự phù hợp và chi phí cho sự không
phù hợp.
- Chi phí cho sự phù hợp: Bao gồm những chi
phí phải chịu để đảm bảo rằng, các sản phẩm
được chế tạo hoặc các dịch vụ được cung ứng phù
hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật. Chi phí cho sự
phù hợp bao gồm chi phí phòng ngừa và chi phí
thẩm định.
- Chi phí phòng ngừa: Gắn liền với các hoạt
động được thiết kế để phòng ngừa lỗi xảy ra, bao
gồm chi phí trực tiếp và gián tiếp liên quan đến
các hoạt động như: huấn luyện và đào tạo về chất
lượng, nghiên cứu thử nghiệm, xem xét lại sản
phẩm mới, triển khai các hoạt động vòng tròn
CHI PHÍ CHẤT LƯỢNG - CÔNG CỤNÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
VÀ GIẢMCHI PHÍ HỮU ÍCH CHODOANHNGHIỆP
LÊ HIẾU HỌC
- Đại học Bách khoa Hà Nội
Khái niệm chi phí chất lượng được đề cập lần đầu tiên trong cuốn Quality Cost Handbook của Juran
(1951). Đến nay, chi phí chất lượng đã là một thành tố của chiến lược cải tiến chất lượng trong các
doanh nghiệp tiên tiến. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp Việt Nam, khái niệm này vẫn còn rất
mới mẻ và ít được sử dụng. Do đó, bài viết đi sâu làm rõ những vấn đề cơ bản về chi phí chất lượng,
bao gồm: khái niệm, nội dung, lợi ích và chiến lược giảm chi phí chất lượng, cũng như các tiêu chí
đánh giá chi phí chất lượng, qua đó, giúp doanh nghiệp Việt Nam nhận diện rõ những lợi ích mà
công cụ chi phí chất lượng đem lại cũng như sử dụng hiệu quả công cụ này trong quá trình sản
xuất kinh doanh.
•
Từ khoá: Chi phí chất lượng, lợi nhuận doanh nghiệp, sản phẩm, mô hình chi phí.
T
iền được xem là công cụ cơ bản để đánh
giá những thành tựu kinh tế. Các tổ chức
thường trao đổi về kết quả đạt được thông
qua ngôn ngữ “tiền”. Các nhà quản lý cấp cao
đánh giá kết quả của một bộ phận, đơn vị trực
thuộc thông qua thông tin tài chính. Các cổ đông
của doanh nghiệp (DN) cũng muốn được đảm bảo
rằng, các nhà quản lý vận hành DN theo cách thức
tạo ra nhiều của cải (suất sinh lợi). Các giám đốc
điều hành thường đánh giá sử dụng năng suất và
hiệu quả các nguồn lực của công ty trong các mặt
hoạt động. Bộ phận kế toán sẽ xây dựng, phân
tích và trình bày các dữ liệu chi phí cho các nhà
quản lý, để đo lường, chứng minh và định giá.
Quản lý cấp cơ sở ra quyết định dựa trên các gợi
ý về chi phí của các phương án lựa chọn.
Theo Juran (1988), các chi phí liên quan đến
chất lượng rất lớn, có thể vượt quá 20% doanh
thu của các công ty sản xuất và 35% doanh thu
của các công ty cung cấp dịch vụ. Trong khi đó,
95% chi phí này sử dụng cho việc thẩm định và
lỗi. Các chi phí này không tạo ra giá trị gia tăng
vào giá trị của sản phẩm và dịch vụ và tránh được
một phần đáng kể các chi phí không cần thiết làm
cho chi phí của hàng hóa và dịch vụ tăng hơn. Từ
đó, ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng,
thị phần và lợi nhuận của DN. Tuy nhiên, điều dễ
nhận thấy rằng hiện nay là chi phí và tính kinh tế
của các hoạt động liên quan đến chất lượng, bao
gồm các khoản đầu tư vào hoạt động phòng ngừa