TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2016
67
là chi phí ẩn. Chỉ có một số ít DN có hệ thống
kế toán phù hợp có thể xác định được chi phí
chất lượng, khi họ thực sự mong muốn biết và
đánh giá chi phí chất lượng. Do vậy, chi phí chất
lượng không được xác định có xu hướng gia tăng.
Chất lượng kém ảnh hưởng đến các công ty theo
2 cách: Giá thành cao và sự hài lòng của khách
hàng thấp. Sự hài lòng của khách hàng thấp sẽ tạo
ra áp lực giảm giá và giảm sản lượng tiêu thụ, dẫn
đến doanh số và lợi nhuận thấp. Hệ quả kết hợp
của cả giá thành cao và doanh thu thấp sẽ tạo ra
khủng hoảng có thể đe doạ sự tồn tại của DN. Đo
lường chi phí chất lượng một cách nghiêm túc là
một công cụ giúp phòng ngừa khủng hoảng.
Mục đích của hệ thống chi phí chất lượng
Mục đích của bất cứ hệ thống chi phí chất lượng
nào cũng là giảm các chi phí chất lượng đến mức
thấp nhất. Juran (1988) biểu hiện những chi phí
này bằng đồ thị như trong Hình 2. Có thể thấy,
chi phí lỗi giảm dần, khi mức chất lượng đáp ứng
tiêu chuẩn tăng dần đến mức độ hoàn hảo, trong
khi đó chi phí thẩm định cộng với chi phí phòng
ngừa tăng. Mô hình chi phí chất lượng này cho
thấy, tồn tại mức chất lượng “tối ưu” khi tổng chi
phí phòng ngừa, thẩm định, và chi phí lỗi ở mức
cực tiểu. Những nỗ lực để cải tiến chất lượng tốt
hơn mức tối ưu sẽ dẫn đến làm tăng tổng chi phí
chất lượng.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, mô hình
chi phí chất lượng cổ điển bộc lộ nhiều hạn chế.
Nhiều ví dụ phổ biến cho thấy, mức chất lượng có
thể cải thiện tiếp cận đến sự hoàn hảo mà vẫn đảm
bảo yếu tố kinh tế. Ví dụ, hàng triệu phôi dập có
thể được tạo ra gần như không có lỗi nhờ khuôn
dập được thiết kế và chế tạo tốt. Mô hình chi phí
chất lượng cổ điển tạo ra một suy nghĩ rằng, sự
hoàn hảo là không hiệu quả về chi phí. Mô hình
chất lượng, thẩm định chất lượng, điều tra năng
lực nhà cung cấp, hỗ trợ kỹ thuật của bên bán máy
móc thiết bị, phân tích năng lực quá trình. Những
chi phí này được sử dụng để xây dựng nhận thức
về các chương trình chất lượng và giúp giữ cho
chi phí thẩm định và chi phí lỗi ở mức tối thiểu.
- Chi phí thẩm định: Gắn liền với việc đánh giá
các sản phẩm đã hoàn thành và thẩm tra sự phù
hợp đối với các tiêu chí và quy trình của tất cả các
chức năng, bao gồm chi phí kiểm tra, thử và kiểm
tra lại các hoạt động mua sắm sản xuất hoặc tác
nghiệp, và sản phẩm và dịch vụ hoàn thiện.
- Chi phí cho sự không phù hợp: Là các chi phí
gắn liền với các sản phẩm hoặc dịch vụ không
phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Những chi
phí này còn được gọi là chi phí lỗi và được chia
thành chi phí lỗi nội bộ và chi phí lỗi bên ngoài.
- Chi phí lỗi nội bộ: Phế phẩm, hư hỏng, làm lại
và chi phí chung liên quan đến các hoạt động như
phân tích lỗi, làm lại và phế phẩm đối với nhà
cung cấp, thẩm định lại, thử lại, dừng máy do lỗi
chất lượng, và sản phẩm xuống cấp.
- Chi phí lỗi bên ngoài: Bao gồm chi phí bảo
hành, điều tra phàn nàn của khách hàng, hàng
hóa trả lại, thu hồi sản phẩm, chiết khấu, và các
nghĩa vụ khác liên quan đến sản phẩm. Các chi
phí lỗi bên ngoài cũng bao gồm, các chi phí trực
tiếp và gián tiếp như: chi phí nhân công và đi lại
liên quan đến việc điều tra phàn nàn của khách
hàng, thẩm định khi bảo hành, thử và sửa chữa.
Tổng hòa tất cả các chi phí nói trên sẽ cho thấy,
sự khác biệt giữa chi phí thực tế của một hàng hoá
hoặc dịch vụ và những chi phí có thể giảm được,
do chất lượng dịch vụ không đúng chuẩn, hàng
hóa bị lỗi và hư hỏng trong quá trình sản xuất.
Ngay cả các DN dịch vụ cũng phải chịu chi phí
chất lượng.
Đối với hầu hết các tổ chức, chi phí chất lượng
HÌNH 1: CHI PHÍ CHẤT LƯỢNG ẨN VÀ ẢNH HƯỞNG ĐA CHIỀU
Nguồn: Xây dựng dựa trên Campanella J. (1990)
HÌNH 2: MÔ HÌNH CHI PHÍ CHẤT LƯỢNG CỔ ĐIỂN
VỚI MỨC CHẤT LƯỢNG TỐI ƯU
Nguồn: Juran, J. M. (1988)