TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2016
69
hợp, nhờ đó chi phí chất lượng được phân tích
dựa trên tỉ lệ phần trăm của một tiêu chí đánh giá
nào đó như: Tổng số lao động, chi phí, doanh số,
sản lượng.
Trong khi số tiền thực sự chi trả thường được
xem là chỉ số tốt nhất để xác định các dự án cải
tiến chất lượng sẽ có tác động đến lợi nhuận như
thế nào và các hành động khắc phục cần được
thực hiện ở đâu, thì số tiền không giúp cung cấp
hướng dẫn rõ ràng về xu hướng cải thiện chi phí
chất lượng, trừ phi chúng ta giữ tốc độ sản xuất
không đổi.
Vì mục đích của chi phí chất lượng là cải tiến
theo thời gian, do vậy cần điều chỉnh dữ liệu thay
đổi qua các giai đoạn khác nhau như tốc độ sản
xuất, lạm phát… Các chỉ số giữa tổng chi phí chất
lượng được so sánh với các kết quả hoạt động của
DN có thể được xây dựng thành biểu đồ và phân
tích qua các đồ thị kiểm soát thống kê.
Đối với các phân tích và hoạch định dài hạn,
doanh thu thuần thường được sử dụng là cơ
sở để tính toán (Campanella, 1990, tr. 24). Nếu
doanh số gần như không thay đổi theo thời
gian, phân tích chi phí chất lượng có thể được
thực hiện cho những giai đoạn tương đối ngắn.
Trong một số ngành, chỉ số này cần phải được
tính cho khoảng thời gian dài để hiệu chỉnh
những thay đổi lớn trong doanh số. Điều quan
trọng là chi phí chất lượng phát sinh gắn liền
với doanh số cùng kỳ. Xem xét doanh số như là
một “cơ hội” để chi phí chất lượng phát sinh.
Một vài chỉ tiêu về chi phí chất lượng được sử
dụng hiện nay như: Tỷ lệ chi phí lỗi phát sinh
nội bộ trên tổng chi phí sản xuất; tỷ lệ chi phí
lỗi phát sinh bên ngoài trên doanh thu thuần; tỷ
lệ chi phí thẩm định so với các hoạt động mua
sắm trên tổng chi phí vật tư mua; tỷ lệ chi phí
thẩm định trong quá trình sản xuất so với tổng
chi phí sản xuất; tỷ lệ tổng chi phí chất lượng so
với tổng chi phí sản xuất.
Tài liệu tham khảo:
1. Campanella J., 1990. Principles of Quality Cost, 2nd edition, ASQ
Quality Press;
2. Feigenbaumn, A. V., 1961. Total Quality Control, 3rd edition. New York:
McGraw-Hill. pp.17-23;
3. Juran, J. M., 1988. Quality Control Handbook, 4th edition. McGraw-Hill;
4. Keller, P. and Pyzdek, Th., 2013. The Handbook for Quality Management.
McGraw-Hill;
5. Masser, .W. J., 1957. “The Quality Manager and Quality Costs”.
Industrial Quality Control (October). pp. 5-7.
nguồn lực của mình, do vậy sẽ nhận được lợi ích
thấp hơn. Nếu việc này lặp đi lặp lại nhiều lần,
tổ chức có thể đặt câu hỏi hoặc từ bỏ những nỗ
lực giảm chi phí chất lượng của mình. Một trong
những công cụ được sử dụng phổ biến là phân
tích Pareto. Phân tích Pareto được dùng để đánh
giá những chi phí lỗi nhằm xác định những lĩnh
vực cần có sự quan tâm nhất. Ghi chép lại chi
phí lỗi, đặc biệt là các lỗi bên ngoài hầu như chắc
chắn không đầy đủ, nhưng lại dễ thấy đối với
khách hàng. Phân tích Pareto sẽ kết hợp với các
công cụ chất lượng khác như biểu đồ kiểm soát
và biểu đồ nhân - quả, nhằm xác định nguyên
nhân gốc rễ của vấn đề chất lượng. Tất nhiên,
người thực hiện phân tích sẽ phải luôn ghi nhớ
rằng hầu hết các chi phí là ẩn. Phân tích Pareto
có thể không được sử dụng hiệu quả nếu như
các chi phí ẩn không được xác định. Phân tích
từ những dữ liệu dễ có nhất cũng sẽ chỉ đem lại
những thông tin sơ sài nhất.
Sau khi các chi phí lỗi quan trọng đã được xác
định và đưa vào tầm kiểm soát, các chi phí thẩm
định sẽ tiếp tục được phân tích. Liệu có phải DN
đã chi quá nhiều tiền cho việc thẩm định để giảm
chi phí lỗi? Ở đây phân tích chi phí chất lượng
phải được bổ trợ bởi phân tích rủi ro nhằm đảm
bảo chi phí lỗi và thẩm định đang được xem xét
phân tích sẽ được sử dụng làm sáng tỏ các chi phí
phòng ngừa. Các chi phí phòng ngừa là những
khoản đầu tư để triển khai thực hiện các quy định
phòng ngừa lỗi đối với tất cả các công đoạn có
ảnh hưởng đến chất lượng của hàng hoá và dịch
vụ (Campanella, 1990). Do vậy, hành động phòng
ngừa cần được áp dụng chính xác và phải có sự
ưu tiên. Nhiều cải tiến đã được chứng minh thông
qua việc phân bổ nỗ lực phòng ngừa từ những
khu vực có ít ảnh hưởng đến những khu vực thực
sự có những tác động. Một lần nữa, các nguyên tắc
Pareto lại có thể được sử dụng.
Sử dụng thông tin chi phí chất lượng
như thế nào?
Phân tích chi phí chất lượng đòi hỏi căn cứ phù
Chi phí chất lượng là những chi phí gắn liền
với việc đảm bảo rằng, các sản phẩm đáp ứng
những tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định. Chi phí
chất lượng tăng khi việc phát hiện lỗi chỉ được
thực hiện ở những giai đoạn sau của quá trình
sản xuất và trong khâu phân phối.