TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2016
71
sát theo chức năng vẫn còn nhiều hạn chế như: (i)
Khó khăn trong việc giám sát các rủi ro chéo do thiếu
sự phối kết hợp, liên thông trong giám sát toàn bộ
khu vực tài chính; (ii) Chủ yếu thực hiện giám sát
an toàn vi mô, chủ yếu thiên về giám sát tuân thủ,
không đảm bảo ngăn ngừa các rủi ro cũng như từ các
cú sốc bên ngoài.
Về điều kiện đảmbảo sự ổn định kinh tế vĩ mô
Để giữ ổn định khu vực tài chính trong bối cảnh tự
do hóa tài khoản vốn, cần phải đảm bảo sự ổn định
kinh tế vĩ mô thông qua việc thực hiện hệ thống chính
sách vĩ mô hiệu quả.
- Chính sách tài khóa: Chính sách tài khóa Việt Nam
hiện đang tồn tại những khó khăn; kỷ luật tài khóa
trong chi tiêu công chưa được tôn trọng và thường
xuyên vượt dự toán; thu ngân sách thiếu bền vững...
- Chính sách tiền tệ: Điều hành chính sách tiền tệ
hiện vẫn còn một số tồn tại như vẫn còn mang nặng
tính hành chính; không quy định rõ mục tiêu cuối
cùng nên có những khó khăn nhất định, cụ thể là có
sự đánh đổi giữa các mục tiêu kiểm soát lạm phát và
tăng trưởng kinh tế; hướng vào quá nhiều mục tiêu
trung gian dẫn đến chính sách tiền tệ còn bị động, hiệu
quả chưa cao.
- Quản lý nợ nước ngoài: Quản lý nợ nước ngoài
hiện được thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, vẫn tồn
tại những điểm yếu như chưa thể hiện tính chủ động
trong vay nợ, chưa xác định rõ mục tiêu, hiệu quả kinh
tế của việc vay nợ...
- Quản lý dòng vốn: Việt Nam thực hiện chính
sách quản lý các giao dịch vốn thận trọng. Tính đến
hết năm 2014, hầu như không có cản trở nào đối
với các dòng vốn vào, ngoại trừ một số rào cản kỹ
thuật; trong khi đối với dòng vốn ra thì kiểm soát
rất chặt chẽ.
Tóm lại, Việt Nam vẫn chưa hội đủ các điều kiện
đảm bảo ổn định khu vực tài chính, nên các điều kiện
tiền đề cho tự do hóa tài khoản vốn ở Việt Nam một
cách an toàn là chưa đầy đủ. Dự kiến, đến năm 2020
Việt Nam vẫn chưa thể đặt mục tiêu tự do hóa tài
khoản vốn hoàn toàn. Do vậy, chúng ta cần sớm thực
hiện một lộ trình tự do hóa tài khoản vốn hết sức thận
trọng và lâu dài.
Giải pháp giữ ổn định khu vực tài chính
trong tiến trình tự do hóa tài khoản vốn
Thứ nhất,
tăng cường sự vững mạnh cho khu vực
tài chính với trọng tâm là hệ thống NHTM Việt Nam.
- Tăng vốn chủ sở hữu cho các NHTM Việt Nam
thông qua việc thúc đẩy hơn nữa tiến trình cổ phần
hóa các NHTM Nhà nước; tiến hành sáp nhập các
quản lý theo thông lệ quốc tế (quản lý rủi ro, quản lý
tín dụng, quản lý tài sản nợ - có). Tuy nhiên, hiện nay
vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như thiếu sự rõ ràng về
vai trò của hội đồng quản trị, ban kiểm soát và ban
điều hành.
(iv) Khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời của hệ thống NHTM được thể
hiện qua 2 chỉ tiêu ROA và ROE. Khung CAMEL quy
định ROA>1% và ROE ≥15%. Tuy nhiên, theo số liệu
41 NHTM Việt Nam, ROA của hệ thống NHTM trong
giai đoạn 2010-2014 lần lượt là 1%, 1,1%; 0,7%, 0,6%;
0,6%; ROE lần lượt là 13%; 14%; 6,3%; 6,2%; 6,3%. Điều
này cho thấy, 2 chỉ tiêu này hiện nay đã sụt giảm và
không đảm bảo so với quy định của khung CAMEL.
(v) Khả năng thanh khoản
Để đánh giá khả năng thanh khoản của hệ thống
NHTM Việt Nam, bài viết dựa trên 2 chỉ tiêu khả
năng thanh toán ngắn hạn và tỷ lệ dư nợ cho vay/
tổng tiền gửi.
- Khả năng thanh toán ngắn hạn: Theo chuẩn quốc
tế, khả năng thanh toán ngắn hạn của các NHTMbằng
2 thì mới đảm bảo thanh toán cho các khoản huy động
ngắn hạn. Tuy nhiên, thống kê từ báo cáo tài chính
41 NHTM Việt Nam, chỉ số này trong giai đoạn 2010-
2014 lần lượt là 0,99; 1,04; 0,98; 0,95; 0,92. Điều này cho
thấy, khả năng thanh toán của các khoản nợ ngắn hạn
của các NHTM Việt Nam còn thấp và chưa đạt chuẩn
quốc tế.
- Tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng tiền gửi: Theo tính toán
của tác giả, tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng tiền gửi của hệ
thống NHTMViệt Nam trong giai đoạn 2010-2014 luôn
dao động từ 1 – 1,4 cho thấy, hệ thống NHTM luôn đối
mặt với rủi ro thanh khoản khi lượng vốn huy động
luôn ở mức thấp hơn so với lượng vốn cho vay.
Như vậy, qua phân tích theo khung CAMEL có
thể thấy, năng lực tài chính của hệ thống NHTM Việt
Nam hiện nay ở mức độ khá thấp, hầu hết 5 tiêu chí
đều chưa đạt chuẩn CAMEL và thông lệ quốc tế.
Ngoài ra, khả năng chịu đựng được các cú “sốc” bất
lợi của hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay còn rất
kém (Nguyễn Đức Thành, 2015). Bên cạnh đó, theo
đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chỉ số xếp hạng khu
vực tài chính Việt Nam trong giai đoạn 2005-2014 đều
ở mức 3, trong khi mức cao nhất là 6. Do đó, có thể kết
luận Việt Nam chưa đạt được điều kiện đảm bảo sự
vững mạnh của khu vực tài chính trong bối cảnh tự do
hóa tài khoản vốn.
Về điều kiện đảm bảo có hệ thống giám sát khu vực
tài chính hiệu quả
Hiện nay, hệ thống các cơ quan giám sát khu vực
tài chính ở Việt Nam về bản chất là mô hình giám