32
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
ngoại ngữ cho cán bộ để sẵn sàng tham gia các chương
trình đào tạo chuyên sâu, dài hạn.
Hiện nay, PVN đang ở trong giai đoạn phát triển
rất nhanh và có sự thay đổi lớn về cơ chế quản lý, sản
xuất kinh doanh khi chuyển từ cơ chế bao cấp sang
cơ chế thị trường, cùng với đó là sự thay đổi về môi
trường hoạt động kinh doanh do Tập đoàn mở rộng
sang các quốc gia khác. Các thay đổi này đang đặt ra
một loạt các yêu cầu mới, cao hơn, khắt khe hơn đối
với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chuyên môn… của PVN.
Thực tế cho thấy, chất lượng lao động, sự thiếu hụt
của các chuyên gia giỏi vẫn là một rào cản lớn trong
nhiều hoạt động của PVN và có nhiều công đoạn
quan trọng trong chuỗi giá trị của ngành dầu khí,
PVN vẫn phải thuê chuyên gia nước ngoài đảm nhận
với chi phí rất cao. So với các Tập đoàn dầu khí trong
khu vực và trên thế giới, PVN vẫn còn một khoảng
cách không những về quy mô, hiệu quả sản xuất kinh
doanh mà cả về chất lượng nguồn nhân lực…
Mục tiêu chiến lược trong công tác đào tạo và phát
triển nhân lực của PVN trong thời gian tới là xây dựng
một đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý khoa học công
nghệ và công nhân kỹ thuật đủ mạnh, có nội lực vững
vàng để tự đảm đương điều hành hầu hết các hoạt
động dầu khí cả trong và ngoài nước nhằm đem lại
hiệu quả kinh tế cao nhất, trình độ sánh ngang tầmkhu
vực và thế giới. Trong các giải pháp trọng yếu để phát
triển nguồn nhân lực, ngànhDầu khí cần tập trung chú
trọng xây dựng hệ thống quản trị nhân sự chuẩn mực
quốc tế, trong đó gồm ứng dụng hệ thống công nghệ
thông tin, xây dựng bản đồ năng lực, tiêu chuẩn chức
danh, hệ thống đánh giá, quy chế trả lương, thưởng,
quy chế và tiêu chí tuyển dụng bổ nhiệm người đứng
đầu, xây dựng quy hoạch đúng đắn và phù hợp, xây
dựng tiêu chuẩn, tiêu chí người đại diện và đại diện
phần vốn của PVN trong các hoạt động dầu khí trong
nước và ngoài nước…; Xây dựng chiến lược và quy
hoạch phát triển nhân lực theo ngành nghề; Cân đối
và xây dựng, đào tạo chuyên gia thuộc các lĩnh vực
hoạt động chính và đặc biệt coi trọng đội ngũ chuyên
gia lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.
Kết hợp các viện và trường trong và ngoài nước để
đào tạo nguồn lực này…
san toan Tâp đoan 750 nghin ty đông; Nộp NSNN đạt
trên 87 tỷ USD; Kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ lệ trung
bình 10-12%/năm tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của
cả nước. PVN đã xây dựng được đội ngũ những người
làm dầu khí hùng hậu, có trình độ cao, từng bước làm
chủ các hoạt động dầu khí ở trong và ngoài nước. Với
trình độ quản lý, tay nghề ngày càng được nâng cao,
nguồn nhân lực của Tập đoàn đã có thể đảm nhận việc
quản lý, vận hành các dự án thămdò, khai thác dầu khí
trong và ngoài nước như Nhà máy lọc dầu Dung Quất,
Nhà máy Điện Cà Mau, Nhơn Trạch… các dự án công
trình trọng điểm như Đạm Cà Mau, Nhiệt điện Vũng
Áng, Xơ sợi Đình Vũ...
Yêu cầu về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
ngành Dầu khí Việt Nam
Quyết định của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 41-NQ/
TW về định hướng Chiến lược phát triển ngành Dầu
khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm
2035 đã nêu rõ: Phát triển ngành Dầu khí thành ngành
Kinh tế – kỹ thuật quan trọng, then chốt, hoàn chỉnh,
đồng bộ, bao gồm tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận
chuyển, chế biến, tồn trữ, phân phối, dịch vụ và xuất
nhập khẩu; góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc: Huy động mọi nguồn lực để
đầu tư phát triển ngành Dầu khí; xây dựng PVN… có
tiềm lực mạnh về tài chính và khoa học công nghệ, có
sức cạnh tranh cao, chủ động tích cực hội nhập quốc
tế. Nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố con
người trong chiến lược phát triển, PVN đã đưa ra 3
giải pháp đột phá: Đột phá về khoa học công nghệ,
đột phá về cơ chế quản lý, đột phá về phát triển nguồn
nhân lực, trong đó lấy đột phá phát triển nguồn nhân
lực là trọng tâm.
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng
nhu cầu phát triển, PVN đã xây dựng một chiến lược
đào tạo cụ thể tiếp theo trong giai đoạn 2011 – 2015.
Các giải pháp chủ yếu là tăng cường đào tạo chuyên
sâu ngắn hạn và dài hạn (trình độ thạc sỹ, tiến sỹ) với
nhiều hình thức khác nhau; chú trọng đào tạo chuyên
gia ở các lĩnh vực chuyên môn; tập trung đào tạo thạc
sỹ chuyên sâu ở các đơn vị sản xuất kinh doanh, đào
tạo tiến sỹ ở các đơn vị nghiên cứu khoa học… Đồng
thời, PVN tích cực đẩy mạnh thực hiện kế hoạch triển
khai chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
với việc xây dựng chương trình đào tạo chi tiết chuyên
sâu, chuyên gia trong lĩnh vực địa chất, tìm kiếm thăm
dò, khai thác... trên cơ sở đó phối hợp với các đơn vị
thành viên như Viện Dầu khí, trường Đại học Dầu
khí, trường Cao đẳng nghề Dầu khí… tiếp tục hoàn
thiện các chương trình đào tạo. PVN cũng yêu cầu các
đơn vị cần chuẩn bị nhân lực, bồi dưỡng chuyên môn,
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp
ứng nhu cầu phát triển, PVN đã xây dựng chiến
lược đào tạo cụ thể tiếp theo trong giai đoạn
2011 – 2015. Các giải pháp chủ yếu là tăng
cường đào tạo chuyên sâu ngắn hạn và dài hạn
(trình độ thạc sỹ, tiến sỹ) với nhiều hình thức
khác nhau…