TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2016
75
hữu đối với DNNN được tăng cường và thể hiện
tính hiệu quả hơn…
Có thể nói, trong bối cảnh đất nước ngày càng
hội nhập sâu với nền kinh tế toàn cầu, DNNN đang
trở thành lực lượng quan trọng, tiên phong trong
hội nhập kinh tế quốc tế. Không chỉ mở rộng sản
xuất kinh doanh ở trong nước, nhiều DNNN đã
mạnh dạn tiên phong mở rộng đầu tư kinh doanh
ra thị trường nước ngoài tiềm năng và thu được
hiệu quả kinh tế tương đối cao. Qua đó, góp phần
khẳng định vai trò quan trọng, đầu tàu của các
DNNN trong cơ chế thị trường. Thống kê cho thấy,
tính đến nay, đã có 2.075 dự án đầu tư ra nước
ngoài của các DNNN với tổng giá trị đăng ký là
1.433.509 tỷ đồng, giải ngân được trên 658.000 tỷ
đồng, tương đương 33 tỷ USD.
Tiêu biểu là các dự án khai thác và chế biến
muối mỏ tại Lào trị giá 898 tỷ đồng; 39 dự án tìm
kiếm, thăm dò khai thác dầu khí ở Nga, Venezuela;
dự án trồng cây cao su tại Lào và Campuchia…
Nhiều DNNN cũng đã chú ý mở rộng thị trường
ra các châu lục, tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư ở
các nước thuộc Liên bang Nga, châu Phi, châu Mỹ,
châu Âu, các nước thuộc khu vực châu Á như: Lào,
Campuchia, Myanmar…
Một số dự án đầu tư đã được triển khai trong các
lĩnh vực: Chế biến khoáng sản, khai thác dầu khí,
chế biến cao su, gỗ, dịch vụ ngân hàng tín dụng…
được đánh giá có hiệu quả tốt, thể hiện sự nhạy bén
của DNNN trong cơ chế thị trường. Trong quá trình
hội nhập quốc tế, các DNNN cũng đã chú trọng đầu
tư đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân
lực chất lượng cao, nghiên cứu ứng dụng khoa học
công nghệ từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh
của DNNN...
Hội nhập quốc tế với việc thực hiện các hiệp
định thương mại tự do, đặc biệt là trước ngưỡng
cửa hội nhập TPP đã, đang và sẽ tạo ra những cơ
hội và thách thức mới cho DN Việt Nam nói chung,
DNNN nói riêng trong việc mở rộng thị trường,
thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại, mở ra các
khu vực mậu dịch tự do rộng lớn. Đồng thời, thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy và thu hút vốn
đầu tư nước ngoài, góp phần hoàn thiện thể chế, cải
thiện tích cực môi trường kinh doanh, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực… Tuy nhiên, thực tiễn hoạt
động của DNNN thời gian qua vẫn còn cho thấy
không ít hạn chế, tồn tại như: Tốc độ tăng trưởng
và tỷ trọng đóng góp trong nền kinh tế ngày càng
giảm; Tình hình tài chính của DNNN nhìn chung
còn yếu kém, hiệu quả đầu tư còn thấp; DNNN có
tỷ trọng lao động giảm nhanh…Những hạn chế nêu
lãnh thổ nước mình.
Như vậy, những cam kết nêu trên đều xuất phát
từ thực tế và lợi ích của DNNN ở các nước thành
viên TPP. Nội dung cam kết đề cập đến nhiều lĩnh
vực, trong đó quan trọng nhất là tôn trọng nguyên
tắc bình đẳng trong kinh doanh giữa các DN; đồng
thời, tôn trọng tính đa dạng về lịch sử, chính trị của
mỗi quốc gia thành viên TPP. Trong quá trình đàm
phán, Việt Nam đã giữ quyền bảo lưu các hình thức
hỗ trợ cần thiết cho DNNN trong việc thực hiện chủ
trương, chính sách lớn của Nhà nước về chương
trình cổ phần hóa, tái cơ cấu khu vực DNNN với
mục đích làm cho DNNN hoạt động tốt hơn theo
khuôn khổ thị trường.
Đổi mới để đáp ứng cam kết hội nhập
Hiện nay, ở nước ta, khu vực DNNN trung ương
có 33 tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng có quy mô
lớn, giữ vai trò nòng cốt trong các lĩnh vực then chốt
của nền kinh tế quốc dân như: Dầu khí, xăng dầu,
điện, khoáng sản… Các DNNN này có tổng tài sản
trên 5 triệu tỷ đồng, hàng năm góp 1/3 tổng thu ngân
sách quốc gia, đảm bảo việc làm cho trên 1,3 triệu
lao động. Thời gian qua, thực hiện cải cách, tái cấu
trúc DNNN đã và đang có nhiều chuyển biến tích
cực ở Việt Nam nhằm đáp ứng đòi hỏi, cam kết từ
hội nhập quốc tế. Báo cáo của Chính phủ cho thấy,
trong giai đoạn 2011 - 2015, việc tái cơ cấu DNNN
được triển khai thực hiện quyết liệt với trọng tâm là
các tập đoàn kinh tế và tổng công ty. Các công việc
được đẩy mạnh thực hiện là cổ phần hóa, thoái vốn
đầu tư ngoài ngành và áp dụng giải pháp nâng cao
hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó, DNNN đã coi
trọng hơn đến đầu tư vào các lĩnh vực then chốt,
thiết yếu. Quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở
BẢNG 1: GDP CỦA CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN TPP NĂM 2014
STT
Quốc gia
GDP (tỷ USD)
1
Hoa Kỳ
17.400
2
Nhật Bản
4.601
3
Canada
1.787
4
Australia
1.454
5
Mexico
1.283
6
Malaysia
326,9
7
Singapore
307,9
8
Chile
258,1
9
Peru
202,9
10
New Zealand
188,4
11
Việt Nam
186,2
12
Brunei
17,6
Nguồn: World Bank, 2015