Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 6-2016 - page 74

76
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
TPP chính thức được thực thi; Tạo ra tính cạnh tranh
với DN nước ngoài thông qua việc hình thành các
DN đủ lớn và làm đầu tàu hỗ trợ cho các DNNVV.
Về phương thức tái cấu trúc, cần tiếp tục thực
hiện tái cấu trúc từng phần, trong đó tập trung
vào tái cấu trúc tài chính, quản trị DN; Tái cấu trúc
phải gắn với cổ phần hóa và tăng cường năng lực
cạnh tranh, đảm bảo các nguyên tắc thị trường, tăng
cường hiệu quả hoạt động của DN, đảm bảo tính
cạnh tranh, minh bạch và ổn định kinh tế - xã hội.
Ba là,
nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh
của DNNN. Có thể nói, DNNN có lợi thế rất lớn
về cạnh tranh như: Khả năng tiếp cận vốn, công
nghệ, lao động… Tuy nhiên, thực tế cho thấy một
số DNNN hoạt động không hiệu quả, năng lực
cạnh tranh thấp, thua lỗ làm tăng gánh nặng lên
ngân sách nhà nước. Để nâng cao năng lực cạnh
tranh, đặc biệt trong hội nhập TPP, Chính phủ cần
xác định rõ hơn vai trò của DNNN trên các lĩnh
vực kinh tế. Từ đó, tiếp tục cơ cấu lại những ngành
nghề mà DNNN cần nắm giữ toàn bộ hay chỉ giữ
cổ phần chi phối, những ngành nghề không cần
thiết nắm giữ toàn bộ vốn, thì cần đẩy mạnh cổ
phần hóa, thoái vốn nhà nước…
Đồng thời, để nâng cao năng lực cạnh tranh cho
DNNN cần phải đầu tư trang bị công nghệ hiện đại,
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển
thị trường tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm toàn
cầu. Đặc biệt là, tận dụng cơ hội hội nhập TPP để
phát triển DNNN, tạo ra động lực thúc đẩy đối với
các thành phần kinh tế khác.
Bốn là,
tập trung huy động các nguồn lực xã hội
thúc đẩy DNNN phát triển. Có biện pháp giải phóng
các nguồn lực xã hội, thúc đẩy các DN tư nhân, nhất
là các DNNVV phát triển nhanh, bền vững. Nâng
cao năng lực quản trị, công khai, minh bạch và gia
tăng khả năng cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh của
DNNN còn lại thích ứng với cơ chế thị trường, yêu
cầu hội nhập của Cộng đồng Kinh tế ASEAN và Hiệp
định TPP. Cụ thể, DNNN hoạt động kinh doanh phải
có lợi nhuận, cạnh tranh được với DN trong và ngoài
nước, DNNN phục vụ xã hội, dân sinh phải tạo ra
sản phẩm, từng bước đảm bảo chất lượng.
Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo tình hình thực hiện tái cơ cấu DNNN tháng 11/2015, Ban Chỉ đạo
Đổi mới và phát triển DNNN;
2. Tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đến nền kinh
tế Việt Nam và khu vực. Hội thảo khoa học, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chính
Minh, 12/2015, từ trang 269 – 306;
3. Tái cơ cấu DNNN: Thực trạng và giải pháp (2015), Tạp chí Tài chính;
4. Một số website: mof.gov.vn, chinhphu.vn, tapchitaichinh.vn, dddn.com.vn…
trên xuất phát từ những nguyên nhân sau: DNNN
còn chậm trong nhận thức về đổi mới và hội nhập
quốc tế; còn nhiều hạn chế trong lựa chọn xây dựng
chiến lược, mô hình, cơ chế chính sách; tác động
của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn
cầu; các DNNN quá thiên về quy mô đầu tư, ít chú
trọng chất lượng đầu tư. Chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm còn bất
cập và yếu kém. DNNN đầu tư vào những ngành
nghề tiềm ẩn nhiều rủi ro, phụ thuộc vào vốn vay,
cổ phần hóa còn diễn ra chậm...
Một số giải pháp trọng tâm
Đổi mới DNNN trong tiến trình hội nhập TPP
là một yêu cầu cấp bách hiện nay ở nước ta nhằm
một mặt nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế của
DNNN, với tư cách là bộ phận quan trọng của thành
phần kinh tế chủ đạo; đồng thời, đảm bảo “tính toán
thương mại” trong cam kết hội nhập TPP, thực hiện
bình đẳng trong kinh doanh đối với các DN khác.
Nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập nói chung và thực
hiện các cam kết của TPP nói riêng, đồng thời đổi
mới DNNN đạt được hiệu quả cao nhất, thời gian
tới, Việt Nam cần thực hiện đồng bộ và quyết liệt
một số giải pháp sau:
Một là,
tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách
đối với DNNN trong bối cảnh hội nhập TPP. Đẩy
nhanh việc hoàn thiện các quy định về quản lý,
giám sát theo hướng tách bạch về chức năng quản
lý nhà nước và chức năng của chủ sở hữu đối với
các DNNN. Nâng cao chất lượng xây dựng các
văn bản, chính sách, trong đó chú trọng sự gắn
kết với các quy định của TPP. Xây dựng khung
pháp lý và quản lý, giám sát phù hợp với từng
loại hình DN: DNNN, DN có phần vốn nhà nước,
tập đoàn kinh tế, tập đoàn tài chính. Tiếp tục hoàn
thiện cơ chế chính sách, sắp xếp đổi mới DNNN
theo hướng giải quyết những vướng mắc, khó
khăn trong cổ phần hóa, xác định giá trị DN và
thoái vốn nhà nước, để đẩy nhanh tốc độ thoái
vốn ngoài ngành, giảm tỷ lệ vốn nhà nước tại DN
không cần nắm giữ…
Hai là,
đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu DNNN chú
trọng thực chất và hiệu quả. Tiếp tục sắp xếp, đổi mới
và nâng cao hiệu quả DNNN, để có cơ cấu hợp lý,
tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt và địa
bàn quan trọng, phù hợp với thời kỳ hội nhập quốc
tế, nhất là TPP. Những DNNN có lợi thế do Nhà
nước giao, có ưu thế độc quyền tự nhiên phải được
quản lý theo cơ chế phù hợp, đảm bảo điều kiện kinh
doanh công bằng với các DN trong các khu vực kinh
tế khác, phòng và tránh bị khởi kiện khi các cam kết
1...,64,65,66,67,68,69,70,71,72,73 75,76,77,78,79,80,81,82,83,84,...106
Powered by FlippingBook