78
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
tăng lên theo phép cộng song năng lực bán hàng
chưa được cải thiện, khiến cho sản xuất kinh doanh
gặp khó khăn.
Thứ hai,
quyền lợi của các cổ đông thiểu số có thể
bị ảnh hưởng rất lớn: Các quyền lợi và ý kiến của cổ
đông thiểu số có thể bị bỏ qua trong cuộc họp đại
hội đồng cổ đông, để thông qua việc sáp nhập vì số
phiếu của họ không đủ để phủ quyết. Nhiều trường
hợp cổ đông thiểu số không hài lòng với phương án
sáp nhập, nên bán cổ phiếu của mình và chấp nhận
bị thiệt thòi, vì cổ phiếu lúc này đã không còn được
giá như thời điểm trước. Nếu các cổ đông này vẫn
tiếp tục nắm giữ, thì tỷ lệ quyền biểu quyết của họ
trên tổng số cổ phiếu biểu quyết sẽ càng nhỏ hơn.
Bởi vì, sau khi sáp nhập, số vốn điều lệ sẽ tăng lên,
do đó, tổng số quyền biểu quyết sẽ lớn hơn trước.
Trong khi đó, đối với các cổ đông lớn, sau khi sáp
nhập, dù công ty mới sẽ hoạt động với số vốn cổ
phần lớn hơn, song những cổ đông lớn vẫn có thể
bị mất quyền kiểm soát so với trước đây. Thực tế
cho thấy, trong các thương vụ sáp nhập, cổ đông
của DN bị sáp nhập thường muốn sớm được hoàn
tất thủ tục sáp nhập; trong khi, cổ đông của các DN
được sáp nhập lại tỏ ra lo lắng vì ảnh hưởng đến
quyền lợi của họ.
Thứ ba,
văn hóa DN bị pha trộn: Văn hóa DN
thể hiện những đặc trưng riêng có của mỗi DN, thể
hiện những đặc điểm khác biệt so với các DN khác.
Sự khác biệt đó thể hiện ở những tài sản vô hình
như: Sự trung thành của nhân viên, môi trường
làm việc… Văn hóa của DN được tạo nên qua thời
gian dài, với quá trình xây dựng không mệt mỏi
của đội ngũ nhân sự, được hình thành dựa trên
cốt lõi của DN, do vậy, văn hóa DN tạo nên lợi thế
cạnh tranh vô cùng quý giá đối với bất kỳ DN nào
trong bối cảnh hội nhập. Vậy nên, khi sáp nhập
hai hay nhiều DN với nhau, tất yếu các nét đặc
trưng của các DN sẽ tập hợp lại trong một điều
kiện mới, đội ngũ nhân sự sẽ cảm thấy bối rối, khi
làm việc trong môi trường với kiểu văn hóa DN
bị pha trộn, họ buộc phải tìm cách thích nghi với
tình hình mới… Đội ngũ lãnh đạo cũng sẽ gặp khó
khăn hơn trong quản lý, điều hành. Nếu không tìm
ra sợi dây liên kết, DN sau sáp nhập sẽ là một khối
lỏng lẻo, dễ tách nhỏ, pha trộn và từ đó văn hóa
DN nói riêng và hoạt động của DN nói chung, sẽ
bị giảm đi rất nhiều.
Tài liệu tham khảo:
1. Quốc hội, Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 ngày 03/12/2004;
2. Doanh nhân Sài Gòn, 2015, Sáp nhập doanh nghiệp ai được ai mất;
3. Một số website: baodautu.vn, vov.vn, luatminhkhue.vn, pace.edu.vn.
doanh (Nhà nước sở hữu vốn 100% hoặc chi phối) là
Agribank, Vietcombank, Vietinbank và BIDV. Đồng
thời, vụ sáp nhập này cũng đã mang đến một mạng
lưới kinh doanh rộng lớn với 567 điểm giao dịch ở
Việt Nam, Lào và Campuchia...
Việc sáp nhập sẽ mang lại nhiều lợi ích như cắt
giảm chi phí cho cơ sở sản xuất kinh doanh, chi phí
nhân công…Từ đó, giúp doanh thu tăng lên, kéo theo
hiệu quả hoạt động của DN sau sáp nhập cao hơn.
Chẳng hạn, thương vụ giữa Đại Á Bank và HDbank,
sau khi sáp nhập ngân hàng, HDBank lớn mạnh hơn,
tiết kiệm được rất nhiều chi phí vận hành, quản trị.
Việc sáp nhập giữa các ngân hàng phù hợp sẽ phát
huy tối đa lợi thế kinh doanh của các bên tham gia,
tận dụng được thế mạnh trong sản phẩm, dịch vụ,
nguồn khách hàng... Ngoài ra, việc hợp tác, sáp nhập
cũng giúp cho các ngân hàng tiết giảm được nguồn
lực xã hội, chi phí đầu tư và vận hành, thời gian phát
triển mạng lưới… để nhanh chóng vươn tới vị thế
vững chắc trên trường quốc tế.
Một trong những lợi ích khác của sáp nhập là
nhằm mở rộng thị trường mới, tăng trưởng doanh
thu và thu nhập. Sáp nhập cho phép mở rộng các
kênh marketing và hệ thống phân phối. Bên cạnh
đó, vị thế của DN mới sau khi sáp nhập sẽ tăng lên
trong mắt cộng đồng đầu tư.
Những rủi ro tiềm ẩn
Theo các chuyên gia quản trị, xu thế hội nhập
đang gây ra nhiều sức ép lớn đối với hoạt động sáp
nhập DN. Thực trạng này đã gây ra hệ lụy là việc
sáp nhập không mang lại kết quả như mong đợi
giữa các bên và khiến cho việc xử lý sau đó phức tạp
hơn rất nhiều. Do vậy, để tránh được những vấn đề
này, điều quan trọng là ngay từ đầu DN cần nhận
thức được các rủi ro tiềm ẩn khi tìm kiếm và sáp
nhập với đối tác khác:
Thứ nhất,
sáp nhập luôn tiềm ẩn rủi ro: Trong
nhiều trường hợp, hiệu quả của việc sáp nhập DN
không đạt được nhiều mục tiêu như mong muốn,
DN sau khi sáp nhập không có chuyển biến gì tốt
hơn trước khi sáp nhập, thậm chí không ít trường
hợp bị yếu đi. Hầu hết các DN được sáp nhập có
quy mô nhỏ, không phải là DN mạnh, số đông là
hiệu quả sản xuất, kinh doanh kém, nợ nần nhiều,
cơ cấu lao động không hợp lý. Sau khi sáp nhập,
DN mới phải xử lý nhiều vấn đề tồn đọng như: lỗ,
nợ, lao động dôi dư. Sản phẩm của các DN chưa
có thương hiệu và chỗ đứng vững trên thị trường.
Trước khi sáp nhập, một mình DN cũng gặp nhiều
khó khăn để bán được sản phẩm trên thị trường,
sau khi sáp nhập, quy mô sản xuất của DN mới