TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2016
81
tăng cường quy trình quản lý rủi ro của tổ chức
KTNB cần phải thực hiện kiểm soát rủi ro liên tục
và đánh giá rủi ro trên cơ sở toàn bộ tổ chức một
cách thường xuyên. Nếu tổ chức chưa có hoặc có
chưa đầy đủ quy trình quản lý rủi ro, KTNB sẽ
thực hiện đánh giá rủi ro, đồng thời làm vai trò cố
vấn cho tổ chức xây dựng quy trình quản lý rủi ro
(nhận dạng, đo lường và quản lý rủi ro). Điều kiện
của cách tiếp cận này là kiểm toán viên phải hiểu
biết sâu sắc về mục tiêu của tổ chức (thay đổi theo
từng thời kỳ và từng tổ chức cụ thể), thiết lập hồ sơ
rủi ro đầy đủ các thông tin liên quan, gồm cả ước
lượng mức độ ảnh hưởng và biện pháp đối phó rủi
ro. (David Griffiths, 2006):
Bên cạnh định hướng tiếp cận rủi ro, KTNB cần
được mở rộng phạm vi, nội dung sang kiểm toán
hoạt động theo hướng thực hiện các cuộc kiểm toán
liên kết, trong đó trọng tâm là kiểm toán tính hiệu
năng, hiệu quả, hiệu lực. Từ đó, KTNB giúp đánh
giá và xác định tính hiệu quả cũng như xem xét các
bước kiểm soát nội bộ có được thực hiện hiệu quả
hay không, qua đó xác định và cảnh báo các rủi ro
trọng yếu ảnh hưởng đến hoạt động của DN và đưa
ra các khuyến nghị và kế hoạch hành động.
Kết luận và kiến nghị
Hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia vào các FTA
không chỉ mang lại cơ hội mà còn tạo ra thách thức,
DN Việt Nam cần nắm bắt được cơ hội và vượt qua
được thách thức. Muốn vậy, DN Việt Nam cần thực
hiện tốt công tác quản trị rủi ro thông qua việc quan
tâm hoàn thiện tổ chức bộ máy và công tác KTNB.
Đồng thời, phải tăng cường công tác quản trị rủi ro,
chủ động nắm bắt cơ hội, mạnh dạn thay đổi, nâng
cao kiến thức về phòng vệ thương mại, nhanh nhạy
tiếp nhận và xử lý thông tin.
Đối với Nhà nước, để DN trong nước đứng
vững trong thời hội nhập sâu rộng phải nhờ đến
sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước về các cơ chế,
chính sách. Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng
và hoàn thiện hệ thống luật pháp, cải cách thể chế
kinh tế, đặc biệt là hệ thống pháp luật liên quan đến
thương mại và đầu tư.
Tài liệu tham khảo:
1. David Griffiths (2006), Risk based Internal Auditing- three views on imple-
mentation;
2. IFAC (2003), International Standard on Auditing 610 – Considering the
Work of Internal Audit, tr.20;
3. PGS.TS.Nguyễn Phú Giang, TS.Nguyễn Trúc Lê (2015), KTNB;
4. TS. Phan Trung Kiên (2015), KTNB trong DN;
5. Phil Griffiths (2005), Risk-based Auditing.
qua việc sử dụng một cách đơn lẻ hoặc kết hợp các
công cụ kiểm soát và quản lý rủi ro. Kiểm toán nội
bộ (KTNB) là một trong số những công cụ đó. Việc
tăng cường vai trò “người trợ giúp tổ chức hoàn
thành mục tiêu qua việc đảm bảo về tính hiệu quả,
hiệu lực của các quy trình kiểm soát” thông qua vai
trò của KTNB, trợ giúp đắc lực cho công tác quản
trị của rủi ro của DN trong bối cảnh hiện nay.
KTNB là một chức năng đánh giá độc lập đối
với những hoạt động khác nhau của một tổ chức
như là một sự trợ giúp đối với tổ chức. Theo Liên
đoàn Kế toán quốc tế (IFAC), KTNB là “một hoạt
động đánh giá được lập ra trong DN như là một
loại dịch vụ cho DN, có chức năng kiểm tra, đánh
giá và giám sát tính thích hợp và hiệu quả của hệ
thống kế toán và kiểm soát nội bộ” [IFAC (2003,
tr.20]. KTNB được xem là “tai mắt” của quản lý DN
thông qua việc sử dụng các chuyên gia có nhiệm vụ
kiểm tra và soát xét tất cả các bộ phận và chức năng
trong DN và báo cáo cho lãnh đạo DN các kết quả
công việc của mình.
Để phát huy vai trò của KTNB trong quản trị
rủi ro, DN cần tổ chức và duy trì chức năng KTNB
trong DN một cách thích hợp. Trước hết về định
hướng tiếp cận, KTNB tiếp cận theo định hướng
rủi ro sẽ là giải pháp lựa chọn tốt nhất cho các DN
trong bối cảnh hiện nay. KTNB trên cơ sở tiếp cận
rủi ro đang là xu thế và ngày càng chứng minh
tính tiến bộ, hiệu quả của mình trong vai trò đồng
hành cùng quản lý DN. KTNB tiếp cận định hướng
rủi ro chú trọng vào những hoạt động quan trọng
của DN, các rủi ro ảnh hưởng đến việc thực hiện
các mục tiêu quan trọng đó, quan tâm đến toàn
bộ kết cấu của DN chứ không chỉ là các hệ thống
riêng biệt, chú ý đặc biệt đến những lĩnh vực mà
không có sự xác định trách nhiệm rõ ràng hoặc
bị chồng chéo giữa các chức năng. Theo kết quả
khảo sát năm 2007 của các tập đoàn kiểm toán lớn
như Ernst and Young (E&Y) và Pricewaterhouse
Coopers (PWC) về xu hướng phát triển của KTNB
hiện nay, đều nhấn mạnh vào sự thay đổi trong
việc nhìn nhận vai trò của KTNB trong quy trình
quản lý rủi ro. Hơn nữa, PWC còn cho rằng, để
DN Việt Nam cần thực hiện tốt công tác quản
trị rủi ro thông qua việc quan tâm hoàn thiện
tổ chức bộ máy và công tác KTNB. Đồng thời,
phải tăng cường công tác quản trị rủi ro, chủ
động nắm bắt cơ hội, mạnh dạn thay đổi,
nâng cao kiến thức về phòng vệ thương mại,
nhanh nhạy tiếp nhận và xử lý thông tin.