80
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
luật của Nhà nước; các quy định nội bộ cũng như
các cam kết của DN với bên ngoài (rủi ro tuân thủ).
Rủi ro bên ngoài, còn gọi là rủi ro kinh doanh, là rủi
ro gây ra bởi các nhân tố bên ngoài DN bao gồm,
các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô (như chính trị,
kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ...) và nhân tố
thuộc môi trường vi mô (nhà cung cấp, khách hàng,
sản phẩm thay thế, đối thủ tiềm năng...). Những rủi
ro đó lại bao gồm 2 loại, là rủi ro có thể né tránh và
rủi ro không thể né tránh.
Để phân tích rủi ro bên ngoài đến từ môi trường
vĩ mô, nhà quản trị phân tích 4 yếu tố thuộc môi
trường vĩ mô theo mô hình PEST gồm: Chính trị (P-
Political), Kinh tế (Economic –K), Xã hội (Social –S),
Khoa học-Công nghệ (Technology-T), trong đó mỗi
yếu tố được phân tích chi tiết theo các khía cạnh,
biểu hiện của nó. Để phân tích rủi ro bên ngoài đến
từ môi trường vi mô, quản trị DN có thể phân tích
mối đe dọa từ 5 lực lượng gồm nhà cung cấp, khách
hàng, sản phẩm thay thế, đối thủ tiềm năng và đối
thủ cạnh tranh trong Ngành (mô hình Five Forces
của M. Porter).
Việc đánh giá rủi ro cần được dựa trên 2 yếu tố, là
xác suất xảy ra rủi ro và mức độ ảnh hưởng khi rủi
ro xảy ra, từ đó có thể xếp hạng được rủi ro mà DN
phải đối mặt. Để đánh giá rủi ro, nhà quản trị có thể
sử dụng ma trận đánh giá rủi ro, trong đó, xác suất
xảy ra rủi ro và mức độ ảnh hưởng của rủi ro được
xếp hạng theo 3 mức độ là cao, trung bình, thấp.
Cuối cùng là phản ứng với rủi ro, DN có thể lựa
chọn cách thức đối phó với rủi ro phù hợp nhất.
Một là,
né tránh rủi ro, tức là không thực hiện các
hành vi có thể gây ra rủi ro.
Hai là,
giảm thiểu rủi
ro - là việc làm giảm các tác hại do rủi ro tác động
đến DN.
Ba là,
kiềm chế rủi ro, nghĩa là chấp nhận
rủi ro để đổi lấy lợi nhuận; đồng thời, tiến hành
các biện pháp để kiềm chế tác hại của rủi ro.
Bốn
là,
chuyển giao rủi ro - chuyển dịch đối tượng gánh
chịu hậu quả rủi ro từ người này sang người khác
bằng việc trả một khoản chi phí.
Năm là,
chấp nhận
rủi ro với những rủi ro không trọng yếu và không
thể né tránh.
Phát huy vai trò của kiểm toán nội bộ
Những thách thức trong quá trình hội nhập
kinh tế càng làm gia tăng rủi ro cho các DN. Càng
nhiều biến động thị trường, càng nhiều yếu tố
không chắc chắn, mối đe dọa đối với DN lại càng
lớn. Mức độ thành công hay thất bại của DN chịu
ảnh hưởng trực tiếp của các rủi ro liên quan và việc
các rủi ro đó được kiểm soát như thế nào. Do đó,
các DN cần làm tốt công tác quản trị rủi ro thông
Song song với những cơ hội, quá trình hội nhập
ngày càng sâu rộng của Việt Nam vào nền kinh tế
khu vực và thế giới, tạo ra không ít thách thức cho
các DN Việt Nam. Đầu tiên, sự cắt giảm thuế quan
theo các cam kết với các FTA, cho dù phần lớn các
cam kết đều được thực hiện theo lộ trình nhưng các
DN Việt Nam sẽ nhanh chóng phải đối mặt với thời
điểm hiệu lực hoàn toàn của các cam kết này. Sản
phẩm, hàng hóa của DN Việt Nam sẽ phải chịu sức
ép cạnh tranh gay gắt về giá và chất lượng với sản
phẩm nhập khẩu. Bên cạnh đó, nhiều ngành nghề sẽ
phải chịu tác động trực tiếp của các điều khoản quy
định nghiêm ngặt về nguồn gốc xuất xứ, mức độ an
toàn và thân thiện của sản phẩm. Các DN Việt Nam
sẽ phải đối mặt với sự tràn ngập các mặt hàng giá rẻ
hơn, chất lượng cao hơn, an toàn và thân thiện hơn
đến từ các nước có thế mạnh trong khu vực và trên
thế giới. Điều này có thể khiến cho các DN có năng
lực cạnh tranh yếu, đặc biệt các DN trong những
lĩnh vực ngành nghề dễ bị “tổn thương” như nông
nghiệp, da giầy, may mặc... bị lấn lướt và thậm chí
thua ngay tại thị trường nội địa.
Mặt khác, phần lớn DN Việt Nam có quy mô
nhỏ, tiềm lực vốn và khoa học công nghệ yếu, thiếu
nhân lực chất lượng cao và khả năng tiếp cận nắm
bắt những cơ hội do hội nhập mang lại còn hạn chế.
Điều này vô hình chung biến những cơ hội do hội
nhập mang lại thành những khó khăn, thách thức.
Tăng cường quản trị rủi ro trong DN
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường đầy biến
động, các DN Việt Nam phải đối mặt với nhiều rủi
ro - đó là tất cả các sự kiện có ảnh hưởng tiêu cực,
tiềm ẩn khả năng gây ra thiệt hại, hoặc đã gây ra
thiệt hại về mặt lợi ích cho DN. Rủi ro mà DN có
khả năng phải đối mặt rất phong phú và đa dạng.
Mỗi loại rủi ro có đặc tính khác nhau và có khả
năng gây ảnh hưởng đến hoạt động của DN trên
khía cạnh và với mức độ khác nhau. Nhà quản trị
cần tiến hành nhận diện rủi ro, phân tích và đánh
giá rủi ro, cuối cùng là phản ứng với rủi ro.
Đầu tiên là quá trình nhận diện rủi ro, bao gồm
việc xác định loại rủi ro sẽ tác động đến DN và ghi
nhận về các đặc tính của rủi ro. Căn cứ vào nguồn
gốc phát sinh, rủi ro đối với DN bao gồm rủi ro
bên trong và rủi ro bên ngoài. Rủi ro bên trong là
những rủi ro gây ra bởi các nhân tố bên trong DN
liên quan đến việc huy động và sử dụng các nguồn
lực của DN vào các hoạt động cụ thể và liên quan
đến khía cạnh đạo đức, văn hóa DN (rủi ro hoạt
động) và liên quan đến những hành vi vi phạm của
DN đối với chủ trương, đường lối, chính sách pháp