Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 6-2016 - page 77

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2016
79
sau 11 năm đàm phán và sự kiện Hiệp định Đối tác
Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)
kết thúc đàm phán kéo dài suốt 5 năm (2010-2015)
và chính thức thông qua vào ngày 05/10/2015.
Cơ hội và những thách thức đặt ra đối với DN
Việt Nam
Việc tham gia ký kết các FTA song phương và
đa phương, gia nhập WTO và tham gia TPP đã mở
ra vô số các cơ hội và thách thức cho DN Việt Nam.
Các hiệp định thương mại tự do với các cam kết cắt
giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế về căn bản
đối với tất cả thương mại hàng hóa, dịch vụ tạo cho
DN Việt Nam những cơ hội tiếp cận thị trường một
cách toàn diện cả về xuất khẩu và nhập khẩu. Một
mặt, DN Việt Nam có thể nhập khẩu các nguyên
liệu đầu vào, trang thiết bị sản xuất với giá rẻ hơn,
chất lượng cao hơn từ các nước trong khu vực và
trên thế giới. Mặt khác, các DN có thể đẩy mạnh sản
xuất và tiêu thụ, đưa sản phẩm hàng hóa dịch vụ
chiếm lĩnh những thị trường mới và giàu tiềm năng
hơn. Tham gia các FTA giúp Việt Nam tăng cường
thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thông qua việc
cải thiện môi trường đầu tư và bảo hộ quyền sở hữu
trí tuệ. Điều này, giúp mở ra cơ hội hợp tác của các
DN Việt Nam với các công ty, tập đoàn lớn của khu
vực và thế giới, từ đó thúc đẩy một làn sóng đầu
tư mới, cải thiện năng lực sản xuất, tạo thêm nhiều
công ăn việc làm, tận dụng các cơ hội xuất khẩu và
nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy quá trình
chuyển giao công nghệ.
Kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế
Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do
hoá thương mại là xu thế nổi bật của kinh tế thế
giới đương đại. Phù hợp với xu thế đó, từ năm 1986
đến nay, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới
và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Cụ thể, đã
thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia
trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất
khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước
và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 hiệp định thương
mại song phương, gần 60 hiệp định khuyến khích
và bảo hộ đầu tư, 54 hiệp định chống đánh thuế hai
lần (Báo cáo của Uỷ ban quốc gia về Hợp tác kinh
tế quốc tế).
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
được đẩy mạnh và đưa lên một tầm cao hơn bằng
việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu
vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh
tế đa phương: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á –ASEAN, Khu vực thương mại tự do ASEAN
(AFTA), Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), Diễn đàn
hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
Trong những năm gần đây, Việt Nam tích cực tham
gia vào đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại
tự do. Đến nay, Việt Nam đã tham gia thiết lập FTA
với 15 nước trong khuôn khổ của 6 FTA khu vực.
Đặc biệt, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam đã có 2 dấu mốc quan trọng, đó là sự kiện Việt
Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11/01/2007
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA KIỂMTOÁNNỘI BỘ
TRONGQUẢNTRỊ RỦI ROTẠI CÁC DOANHNGHIỆP
ThS. NGUYỄN THỊ TUÂN, ThS. ĐẶNG THỊ DỊU
- Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh
Trong bối cảnh kinh tế Việt Namđang thamgia ngày càng sâu rộng vào xu thế toàn cầu hoá, hội nhập
kinh tế quốc tế và tự do hoá thươngmại, các doanh nghiệp Việt Namđang đứng trước nhiều vận hội
mới, song song với đó là những thách thức không nhỏ. Môi trường kinh doanh biến động, những yếu tố
không chắc chắn là cácmối đe dọa đến sự thành công, thậmchí sự sống còn của các doanh nghiệp Việt
Nam. Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cần làmtốt công tác quản trị rủi ro thông qua việc sử dụng
một cách đơn lẻ hoặc kết hợp các công cụ kiểmsoát và quản lý rủi ro. Việc tăng cường vai trò của kiểm
toán nội bộ trong doanh nghiệp sẽ trợ giúp đắc lực cho công tác quản trị của rủi ro, đảmbảo thực hiện
cácmục tiêu hoạt động, biến thách thức thành cơ hội trong kinh doanh.
Từ khóa: Doanh nghiệp, quản trị rủi ro, kiểm toán nội bộ.
1...,67,68,69,70,71,72,73,74,75,76 78,79,80,81,82,83,84,85,86,87,...106
Powered by FlippingBook