82
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
Thực trạng cấu trúc vốn tại các DNNVV
ở Thái Nguyên
Nghiên cứu thực trạng cấu trúc của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên cho thấy, các DN chưa quan tâm đến cấu trúc
vốn, do hiện vẫn còn nhiều DN chưa sử dụng phương
thức nợ dài hạn, hoặc chưa thực hiện việc xây dựng
cấu trúc vốn. Không chỉ ở Thái Nguyên, tình trạng này
diễn ra ở hầu hết trên khắp cả nước. Để phân tích đầy
đủ về cấu trúc vốn của các DNNVV, cần sử dụng các
chỉ tiêu phản ánh cấu trúc vốn cụ thể như: Hệ số vốn
chủ sở hữu/tổng vốn, hệ số nợ/tổng vốn, hệ số nợ dài
hạn trên/vốn, hệ số vốn chủ sở hữu/nợ dài hạn.
Hệ số vốn chủ sở hữu/tổng vốn
Khảo sát cho thấy, giai đoạn từ năm 2010 đến
năm 2014, tỷ trọng vốn chủ sở hữu/nguồn vốn tại các
DNNVV ở tỉnh Thái Nguyên có xu hướng giảm dần,
năm 2010 chiếm 28,39%, năm 2011 tăng lên 33,23%,
các năm tiếp theo 2012, 2013, 2014 giảm liên tục. Đến
năm 2014, hệ số vốn chủ sở hữu/tổng vốn kinh doanh
của các DNNVV chỉ còn chiếm 25,52%.
Hệ số tự chủ về tài chính của các DNNVV tỉnh Thái
Nguyên có sự khác biệt giữa các loại hình DN khác
nhau. Đối với loại hình DN là công ty TNHH và công
ty cổ phần không có vốn của Nhà nước, hệ số vốn chủ
sở hữu thường ở mức trên 30%, cụ thể là năm 2011 hệ
số vốn chủ sở hữu của các công ty TNHH là 36,47%,
công ty cổ phần không có vốn của Nhà nước là 35,88%.
Đến năm 2012, 2013 hệ số tự chủ về tài chính của hai
loại DN này vẫn tương đối cao trên 30%. Riêng năm
2014, hệ số tự chủ về tài chính của các DN thuộc loại
HOÀNTHIỆN CẤUTRÚC VỐN
TẠI CÁCDOANHNGHIỆPNHỎVÀVỪATỈNHTHÁI NGUYÊN
ThS. HÀ THỊ THANH NGA
- Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên
Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Thái Nguyên hoạt động tương đối ổn định và có những
bước phát triển quan trọng về số lượng lẫn quy mô và giá trị đóng góp của khu vực này vào GDP
của Tỉnh. Tuy nhiên, mức độ đóng góp của loại hình doanh nghiệp này vẫn còn hạn chế. Một trong
những nguyên nhân là do doanh nghiệp bị hạn chế về nguồn vốn kinh doanh, quy mô doanh
nghiệp nhỏ, khả năng cạnh tranh với các loại hình doanh nghiệp có quy mô lớn thấp…Để các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn,
cần có các giải pháp hữu hiệu nhằmhoàn thiện cấu trúc vốn cho doanh nghiệp khu vực này.
•
Từ khóa: Doanh nghiệp, cấu trúc vốn, Thái Nguyên, vốn chủ sở hữu.
hình công ty TNHH giảm mạnh so với năm 2013 là
7,05%, chỉ còn là 24,9%. Công ty cổ phần không có vốn
của Nhà nước cũng giảm về hệ số tự chủ về tài chính
so với năm 2013 là 3,61%, hệ số là 27,05%.
Trong các loại hình DN, thì DN tập thể và công ty
cổ phần có vốn của nhà nước có tỷ trọng vốn chủ sở
hữu/tổng vốn là thấp nhất. DN tập thể năm 2014 có
hệ số tự chủ tài chính chỉ là 11,86%, hay công ty cổ
phần có vốn của Nhà nước năm 2010 hệ số tự chủ tài
chính 19,62%, các năm tiếp theo hệ số tự chủ tài chính
có xu hướng tăng cao hơn.
Hệ số nợ phải trả/tổng vốn
Hệ số vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn cho thấy,
sự tự chủ trong hoạt động tài chính của DN; còn hệ số
nợ dài hạn trên tổng vốn cho thấy, sự phụ thuộc vào
nguồn vốn bên ngoài của DN. Nợ dài hạn của DN bao
gồm, nợ vay ngân hàng dài hạn, phát hành trái phiếu.
DN chủ yếu phát sinh nợ dài hạn là nợ vay của các tổ
chức tín dụng. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu
thực tế thấy rằng, các DNNVV ở Việt Nam, cụ thể là
trường hợp các DNNVV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
hầu như không sử dụng nợ dài hạn, hoặc nếu có thì
tỷ trọng rất thấp, thường ở mức dưới 10%. Thực trạng
này phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của
các DNNVV có chu kỳ sản xuất ngắn, không đòi hỏi
đầu tư trang thiết bị công nghệ nhiều, vòng quay của
sản phẩm nhanh nên các DN sử dụng vốn chủ sở hữu
hoặc nợ ngắn hạn để huy động vốn vào kinh doanh.
Số liệu bảng 2 cho thấy, ngành Nông, lâm, thủy
sản có hệ số nợ rất thấp, vì DN chủ yếu là sử dụng
vốn tự có trong hoạt động kinh doanh, thể hiện tính