84
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
nghiệp (DN)” năm 1940 và các tác phẩm khác như
“Lý thuyết kế toán”...
Bên cạnh các nghiên cứu mang tính học thuật của
các học giả về kế toán ủng hộ giá gốc, các tổ chức lập
quy về kế toán cũng đề cập đến giá gốc là cơ sở tính
giá cơ bản trong các quy định về kế toán.
Cơ sở lý thuyết của mô hình giá gốc
Giá gốc trong kế toán đã có một tiến trình phát
triển khá dài cùng với sự phát triển của thông lệ,
lý thuyết và khuôn khổ các quy định về kế toán.
Trong tiến trình đó, các cơ sở lý thuyết của việc sử
dụng giá gốc trong kế toán được hình thành, củng
cố và trở thành nền tảng lý luận cho mô hình giá gốc
trong kế toán:
Lý luận về mục tiêu của thông tin tài chính
Các nhà nghiên cứu ủng hộ việc sử dụng giá gốc
trong kế toán đều phát triển các quan điểm của mình
về mục tiêu cung cấp thông tin tài chính là nhằm
giúp các chủ sở hữu/chủ nợ đánh giá trách nhiệm
quản lý, trách nhiệm giải trình của những người điều
hành DN trong việc sử dụng các nguồn lực mà họ
được giao. Với quan điểm này, vấn đề mà những
người sử dụng thông tin quan tâm là số vốn đầu tư
vào các tài sản đã biến động và tạo ra lợi ích như thế
nào. Xét theo góc độ này, việc sử dụng giá gốc trong
kế toán hoàn toàn đáp ứng được mục tiêu cung cấp
thông tin tài chính.
Lý thuyết về sự chuyển dịch giá trị
Các nhà kinh tế học thường tiếp cận chi phí theo
NHỮNGVẤNĐỀ LÝ LUẬN CƠBẢN
VỀMÔHÌNHGIÁ GỐC TRONG KẾ TOÁN
ThS. NGUYỄN TUẤN DUY
- Công ty Thẩm định giá và Đại lý thuế Việt Nam
Giá gốc là mô hình tính giá truyền thống trong suốt tiến trình phát triển của kế toán. Trong những
năm gần đây, cùng với những biến chuyển cơ bản trong môi trường kinh tế, tài chính toàn cầu, các
lý thuyết kế toán mới xuất hiện đề xuất các cơ sở tính giá khác thay thế cho giá gốc như: Giá hiện
hành, giá đầu ra, giá trị hợp lý... Điều này khiến cho mô hình giá gốc đứng trước những thách thức
rất lớn trong việc giữ vị trí là cơ sở tính giá cơ bản nhất của kế toán. Tuy nhiên, một thực tế khó có
thể phủ nhận là trong khuôn khổ các quy định về kế toán các nước hiện nay, giá gốc vẫn là cơ sở
tính giá cơ bản để tính giá các đối tượng kế toán. Bài viết sẽ cho chúng ta thấy rõ điều này.
•
Từ khóa: Mô hình, giá gốc, kế toán, kinh tế.
Giá gốc trong tiến trình phát triển của kế toán
Giá gốc được các nhà nghiên cứu thừa nhận là cơ
sở tính giá truyền thống trong suốt tiến trình phát
triển của kế toán hiện đại. Ban đầu, khi các lý thuyết
kế toán chưa hình thành một cách có hệ thống, sử
dụng giá gốc đã trở thành thông lệ kế toán phổ biến
trong thực tiễn kế toán từ thế kỷ XII đến thế kỷ XVIII.
Trong giai đoạn từ thế kỷ thứ XIX, khi các quy định
về kế toán hình thành ở các nước châu Âu như ở Anh,
Đức, Pháp, giá gốc cũng là nguyên tắc tính giá được
đề cập trong các quy định về kế toán. Tuy nhiên, trong
các quy định này, giá gốc không phải là cơ sở tính giá
duy nhất có thể áp dụng. Cũng trong giai đoạn này,
các quy định về kế toán củaMỹ cũng được hình thành,
trong đó không có quy định bắt buộc phải sử dụng cơ
sở tính giá cụ thể nào. Do các quy định của pháp luật
chưa cụ thể, nên thực tiễn kế toán thời kỳ này cũng
rất đa dạng xét về góc độ cơ sở tính giá. Sự lạm dụng
cơ sở tính giá hiện hành được cho là một trong những
nguyên nhân gây ra các cuộc khủng hoảng kinh tế
trong giai đoạn này, nổi bật là cuộc khủng hoảng và
suy thoái kinh tế năm 1929 – 1933. Hệ quả là giá gốc
trở thành cơ sở giá cao nhất mà các tài sản được đánh
giá để trình bày trên báo cáo tài chính (BCTC).
Cũng trong những năm đầu của thế kỷ XX, các
lý thuyết kế toán đã được nghiên cứu một cách có
hệ thống, trong đó, nhiều lý thuyết luận giải và ủng
hộ sử dụng giá gốc trong kế toán. Tiêu biểu cho các
học giả thời kỳ này với những nghiên cứu ủng hộ
giá gốc là Giáo sư W.A Paton và A.C Littleton với
các tác phẩm “Giới thiệu chuẩn mực kế toán doanh