TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2016
85
ban đầu các yếu tố của BCTC;
(ii) Các phương án sử dụng giá gốc sau ghi nhận
ban đầu;
(iii) Ghi nhận ảnh hưởng của việc sử dụng giá gốc
đến doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh. Các
đối tượng tính giá của kế toán bao gồm tất cả các yếu
tố của BCTC, tuy nhiên, do mối quan hệ định lượng
giữa các yếu tố này, việc áp dụng mô hình giá gốc
chủ yếu được xem xét đối với tài sản và nợ phải trả.
- Giá gốc của tài sản: Giá gốc của tài sản là toàn
bộ các chi phí mà đơn vị thực tế đã chi ra cho việc
hình thành tài sản. Tài sản trong đơn vị kế toán gồm
nhiều loại, được hình thành theo những cách thức
khác nhau, do vậy các yếu tố cụ thể cấu thành giá
gốc của tài sản trong từng trường hợp cũng rất đa
dạng. Khuôn khổ quy định về kế toán của các tổ
chức lập quy ở các nước đều ban hành những hướng
dẫn trong việc xác định giá gốc của các tài sản chủ
yếu gồm: Hàng tồn kho, tài sản cố định các loại, các
khoản đầu tư tài chính...
- Giá gốc của nợ phải trả: Giá gốc của khoản nợ
phải trả được ghi nhận theo số tiền hoặc tương đương
tiền mà đơn vị phải thanh toán, khi khoản nợ phải trả
đến hạn. Đối với các khoản nợ phải trả không kèm
lãi suất, giá gốc của nợ phải trả là số tiền danh nghĩa
sẽ phải thanh toán trong tương lai. Đối với khoản nợ
phải trả có kèm theo lãi suất, giá gốc nợ phải trả là giá
trị hiện tại của dòng tiền sẽ chi trả trong tương lai, để
thanh toán khoản nợ.
- Giá gốc sau ghi nhận ban đầu: Một khía cạnh cơ
bản của mô hình giá gốc là sau ghi nhận ban đầu, giá
gốc của các yếu tố trên BCTC không được điều chỉnh
theo diễn biến của thị trường hoặc các yếu tố khác.
Tuy nhiên, do đặc điểm vận động giá trị của tài sản,
nợ phải trả, và sự chi phối của các nguyên tắc kế toán,
giá gốc của các khoản mục này có thể được trình bày
và ghi nhận theo các phương án cụ thể như: Ghi nhận
theo giá gốc ban đầu; ghi nhận theo giá gốc ban đầu
có khấu hao và ghi nhận theo giá gốc được phân bổ.
Đánh giá về mô hình giá gốc
Những tranh luận về mô hình giá gốc trong kế
toán là một trong những vấn đề lý luận cơ bản nhất
trong sự phát triển lý thuyết kế toán xuyên suốt thế
kỷ XX.
Các quan điểm ủng hộ giá gốc
Giá gốc là một cơ sở định giá truyền thống trong
suốt chiều dài lịch sử phát triển của kế toán. Các nhà
nghiên cứu lý thuyết kế toán ủng hộ việc sử dụng giá
gốc đưa ra các lập luận chủ yếu sau đây:
- Tính thích hợp của thông tin trên cơ sở giá gốc:
khái niệm chi phí cơ hội. Tuy nhiên, giá gốc lại dựa
trên chi phí thực tế. Các nhà nghiên cứu lý thuyết kế
toán cho rằng, cơ sở lý luận cho việc đo lường giá trị
theo chi phí thực tế là lý thuyết về sự chuyển dịch
giá trị. Theo lý thuyết này, giá trị của hàng hóa được
hình thành bao gồm, hao phí về lao động vật hóa lao
động sống và các dịch vụ khác để tạo ra hàng hóa.
Trong quá trình sản xuất, giá trị của vật tư, tài sản và
lao động chuyển dịch vào giá trị của hàng hóa mới
tạo ra. Nhiệm vụ của kế toán là phản ánh các dòng
chi phí trong quá trình hoạt động của DN.
Quan điểm về lợi nhuận và bảo toàn vốn
Những học giả ủng hộ việc sử dụng giá gốc trong
kế toán cho rằng, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Trong
đó, doanh thu và chi phí phản ánh thành quả đạt
được từ các nỗ lực sử dụng các nguồn lực trong kinh
doanh. Nhìn từ góc độ các chủ sở hữu, lợi nhuận
được tạo ra từ số vốn ban đầu họ bỏ vào kinh doanh.
Nói cách khác, lợi nhuận thu được sau khi số vốn tiền
tệ họ bỏ ra ban đầu đã được bảo toàn. Quan điểm bảo
toàn vốn danh nghĩa chính là cơ sở cho việc sử dụng
rộng rãi giá gốc trong kế toán.
Các giả định cơ bản của mô hình giá gốc
Mô hình giá gốc trong kế toán dựa trên các giả
định cơ bản. Các giả định này là cơ sở lý thuyết quan
trọng luận giải tính hợp lý của việc sử dụng giá gốc
trong mối quan hệ với các cơ sở tính giá khác.
- Giả định hoạt động liên tục: Giả định hoạt động
liên tục cho rằng, đơn vị kế toán sẽ hoạt động một
cách bình thường trong tương lai lâu dài, không xác
định. Với giả định đó, vấn đề bán, tái đầu tư các tài
sản hoặc các khoản nợ của DN không được đặt ra
một cách thường xuyên. Vì vậy, không cần thiết phải
sử dụng giá thị trường để đo lường giá trị của các đối
tượng này. Trong điều kiện đó, giá gốc là cơ sở tính
giá phù hợp, đáng tin cậy hơn.
- Giả định đơn vị tiền tệ ổn định: Để làm tiền đề
cho việc sử dụng giá gốc trong kế toán, đơn vị tiền tệ
được giả định là có giá trị ổn định. Tức là yếu tố lạm
phát và lãi suất trong nền kinh tế ảnh hưởng không
trọng yếu đến việc sử dụng thông tin tài chính. Giả
định này đảm bảo thông tin tài chính trên cơ sở giá
gốc vẫn phản ánh hợp lý tình hình tài chính và kết
quả kinh doanh của DN, không có sự khác biệt lớn so
với các cơ sở tính giá khác.
Nội dung của mô hình giá gốc
Nội dung cơ bản của mô hình giá gốc bao gồm:
(i) Sử dụng giá gốc là cơ sở tính giá để ghi nhận