Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 6-2016 - page 84

86
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
Do vậy, các biến động về giá cả cần phải được phản
ánh trong BCTC. Edward và Bell cho rằng, đánh giá
đúng các quyết định trong quá khứ phải gắn với lợi
nhuận trong một kỳ cụ thể trong mối quan hệ với các
khoản gia tăng giá trị, do biến động giá tài sản theo
thị trường.
Một trong những cơ sở của việc sử dụng giá gốc
là giả định hoạt động liên tục. Tuy nhiên, Sterling
(1973) phản bác lại quan điểm này với lập luận cho
rằng, một tỷ lệ cao các DN gặp khó khăn trong hoạt
động cho thấy, giả định hoạt động liên tục là không
thực tế. Không có DN nào là hoạt động không xác
định trong tương lai. Tất cả các DN đều phải ngừng
hoạt động. Vì vậy, sẽ hợp lý hơn nếu đưa ra giả định
ngừng hoạt động thay vì giả định hoạt động liên tục.
Kế toán trên cơ sở giá gốc đặt trọng tâm vào việc
xác định xem một khoản chi phí sẽ được trừ vào
doanh thu hiện tại (ghi nhận trên báo cáo kết quả
kinh doanh), hay được chuyển sang tương lai (Ghi
nhận trên bảng cân đối kế toán). Vấn đề này bị chi
phối bởi nguyên tắc phù hợp. Nhiều học giả nghiên
cứu cho rằng, trong hầu hết các trường hợp ghi nhận
doanh thu và chi phí một cách phù hợp là không khả
thi trong thực tiễn.
Kết luận
Giá gốc là mô hình tính giá truyền thống trong
suốt tiến trình phát triển của kế toán. Trong những
năm gần đây, cùng với những biến chuyển cơ bản
trong môi trường kinh tế, tài chính toàn cầu, các
lý thuyết kế toán mới xuất hiện đề xuất các cơ sở
tính giá khác thay thế cho giá gốc như: giá hiện
hành, giá đầu ra, giá trị hợp lý... Mô hình giá gốc
đang đứng trước những thách thức rất lớn trong
việc giữ vị trí là cơ sở tính giá cơ bản nhất của
kế toán. Nhiều học giả cho rằng, thời của kế toán
trên cơ sở giá gốc đã qua, song có một thực tế khó
có thể thể phủ nhận là trong khuôn khổ các quy
định về kế toán các nước hiện nay, giá gốc vẫn là
cơ sở tính giá cơ bản, để tính giá các đối tượng kế
toán. Với ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng tài
chính gần đây, chắc chắn tiến trình sử dụng các
sở tính giá khác thay thế cho giá gốc sẽ còn một
chặng đường dài.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Tài chính (2005), Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, NXB Tài chính;
2. Học viện Tài chính (2014), Nguyên lý kế toán, NXB Tài chính;
3. Y. Ijiri(1967), The foundation of Acconting Measurement, NXB Prentice Hall;
4. Sterling Robert (1971.), Asset valuation and Income determination;
5. W.Paton (1922), Accounting theories, With special reference to the corporate
enterprirse, Ronald Press Co.
Giáo sư Iriji (1967) lập luận, giá gốc ảnh hưởng tới
quyết định đánh giá và lựa chọn. Để ra quyết định,
nhà quan trị cần thông tin về chất lượng hoạt động
trong quá khứ của DN. Giá gốc trực tiếp liên quan
đến các quyết định trong quá khứ. Trong quá trình
ra quyết định dự báo về giá cả trong tương lai là cần
thiết. Khi đó, thông tin trên cơ sở giá gốc là cơ sở cho
các dự báo này.
- Về tính tin cậy của thông tin: Giá gốc được xác
định dựa trên các giao dịch có thực. Do vậy, các số
liệu trên BCTC có cơ sở đảm bảo về độ tin cậy. Trong
mối quan hệ với các loại giá khác có thể sử dụng
trong kế toán giá gốc ít chủ quan hơn giá hiện hành,
hoặc giá đầu ra. Đề cập đến giá hiện hành Littleton
cho rằng, “Các loại giá này nằm ngoài phạm vi quyết
định và các ghi chép của DN”. Mauze đặt vấn đề
nghi vấn về tính tin cậy của việc xác định giá trị hiện
hành trong kế toán.
- Các nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ giá gốc: Bên
cạnh các quan điểm ủng hộ giá gốc như đã phân tích,
các nhà nghiên cứu còn cho rằng, không có đủ bằng
chứng thực nghiệm để phủ nhận kế toán trên cơ sở
giá gốc. Các nghiên cứu này đều được thực hiện trên
cơ sở hệ thống BCTC lập theo giá gốc ở Mỹ trong
thập kỷ 1950 đến 1980. Trong một nghiên cứu thực
nghiệm của Rashad Adel – Khalik (1983) đối với hơn
700 nhà quản lý và chuyên gia ngân hàng cho thấy,
BCTC lập trên cơ sở giá gốc đã đáp ứng được nhu cầu
thông tin của nhà quản lý và ngân hàng. Họ đều cho
rằng, không cần thiết bổ sung thêm thông tin về các
cơ sở giá khác cho BCTC.
Các quan điểm phê phán giá gốc
Bên cạnh các quan điểm ủng hộ việc sử dụng
giá gốc như là cơ sở định giá chủ yếu trong kế toán,
nhiều nhà nghiên cứu lý thuyết kế toán cũng đã đưa
ra các lập luận phê phán việc sử dụng giá gốc và đề
xuất thay thế giá gốc, bởi các cơ sở định giá khác phù
hợp hơn.
Các nghiên cứu phê phán giá gốc được đề cập
nhiều từ sau thập kỷ 1960, khi quan điểm về mục tiêu
của thông tin tài chính có sự thay đổi. Những học
giả phê phán mô hình giá gốc cho rằng, kế toán theo
giá gốc nhấn mạnh việc cung cấp thông tin nhằm
đánh giá trách nhiệm quản lý. Tuy nhiên, chính việc
sử dụng giá gốc đã làm chỉ tiêu lợi nhuận được xác
định một cách danh nghĩa dựa trên thước đo tiền tệ
ổn định vốn không tồn tại trên thực tế, đã làm sai lệch
kết quả đánh giá này.
Edward và Bell (1961) lập luận, cho dù các quyết
định trong quá khứ là đúng hay sai, thì các diễn biến
trên thị trường đều cần được nắm bắt và công bố.
1...,74,75,76,77,78,79,80,81,82,83 85,86,87,88,89,90,91,92,93,94,...106
Powered by FlippingBook