Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 5-2016 - page 100

98
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
công việc liên quan.
Thống kê cho thấy, trong năm 2013, Quỹ bảo
trì đường bộ Trung ương đã chi sửa chữa định kỳ
904 dự án. Tổng giá trị giải ngân từ Quỹ bảo trì
đường bộ cho công tác bảo trì hệ thống quốc lộ và
các nhiệm vụ liên quan đến bảo trì đường bộ là
4.670,547 tỷ đồng;
Năm 2014, có 386 cầu và 2.883 km đường đã được
sửa chữa, 24 điểm đen và 101 điểm sụt trượt mất an
toàn giao thông đã được khắc phục… Tổng chi cho
công tác bảo trì hệ thống quốc lộ và các nhiệm vụ liên
quan đến bảo trì đường bộ tăng so với năm 2013 là gần
20% (5.787,657 tỷ đồng);
Năm2015, có 43 văn bản đề nghị của 36 địa phương
gửi về đề nghị Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương hỗ
trợ kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai, mưa lũ, đảm
bảo an toàn giao thông và các công việc cấp bách khác
trong công tác sửa chữa, bảo trì công trình đường bộ
địa phương.
Trong tương lai việc đầu tư công nghệ hiện đại
để thu thập dữ liệu và phân tích thông tin về bảo trì
đường bộ là rất cần thiết, có như vậy mới có thể theo
dõi tình trạng của hệ thống mạng lưới đường bảo trì
và đánh giá các chương trình phục hồi hư hỏng, tránh
chồng lấn thông tin và kinh phí. Hơn nữa, việc đầu
tư thiết bị hiện đại cũng sẽ góp phần dự báo được
kinh phí cho những dự án phục hồi và bảo trì đường
bộ, tính toán các nguồn lực lâu dài bảo vệ mạng lưới
đường một cách tối ưu nhất.
Để hướng đến sự phát triển và vận hành bền
vững của các con đường, Quỹ bảo trì đường bộ cần
có những giải pháp lâu dài và ổn định. Bên cạnh việc
truyền thông, phổ biến, tuyên truyền các hoạt động, bảo
đảm hoạt động của Quỹ được công khai, minh bạch,
hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đặt ra, thì Quỹ bảo trì
đường bộ cũng cần xây dựng một chương trình khảo
sát lấy ý kiến về sự cải thiện trong các mạng lưới đường
bộ quốc gia và tính hiệu quả của công tác bảo trì đường
bộ. Khi đó, mới có thể đảm bảo công tác bảo trì đường
bộ được tổ chức thực hiện một cách tối ưu, chất lượng
đường tốt sẽ góp phần đáng kể giảm thiểu tai nạn giao
thông, tiết kiệm chi phí và nhiên liệu vận tải.
Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Thiết kế đường ô tô - NXB Giáo dục;
2. Lê Thành Hưng, Thực trạng về công tác quản lý khai thác và bảo trì đường ôtô;
3. Nghịđịnh18/2012/NĐ-CPngày13/3/2012củaChínhphủvềQuỹbảotrìđườngbộ;
4. Thông tư 197/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về
mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu
phương tiện;
5. Báo cáo tổng kết công tác và nhiệm vụ các năm 2013, 2014, 2015 của Quỹ Bảo
trì đường bộ Trung ương.
dễ gây ra tình trạng mặt đường dễ bẩn và ẩm ướt.
Thậm chí, yếu tố nước mặt, nước ngầm, hơi nước cũng
làm giảm cường độ của đất ở taluy nền đường và bên
trong nền đường gây mất ổn định toàn khối và cường
độ không ổn định.
- Điều kiện thuỷ nhiệt của nền đường:
Nước mưa,
nước mặt, nước ngầm, hơi nước cũng là những yếu
tố ảnh hưởng đến kết cấu nền đường, nên khi không
được đầm nén chặt, đắp cao nền đường và sử dụng
các biện pháp thoát nước thường xuyên, thì kết cấu
nền và áo đường sẽ nhanh chóng bị hỏng.
- Thiên tai:
Ở nước ta yếu tố này thường xảy ra theo
mùa, khiến cho các con đường bị sạt lở, kết cấu đường
bị phá vỡ. Dưới tác động của biến đổi khí hậu thiên tai
diễn ra ngày càng phức tạp và khó lường, vì vậy cần
xây dựng hệ thống cảnh báo sớm để có thể chủ động
và kịp thời ứng phó với các rủi ro do thiên tai, giảm tối
đa những thiệt hại về người và kinh tế.
- Thi công không đảm bảo chất lượng:
Đầu tư thiết bị
và công nghệ không phù hợp; Quy trình thiết kế, thi
công chuyên ngành và quản trị tài chính doanh nghiệp
yếu kém; Quản lý, giám sát còn nhiều điểm yếu, thiếu
tính chuyên nghiệp… đều là những yếu tố gây ảnh
hưởng đến chất lượng công trình.
- Các tiêu chuẩn thiết kế của nhiều tuyến đường không
phù hợp với phương tiện giao thông hiện tại:
Thiết kế và
tiêu chuẩn xây dựng lỗi thời cũng có thể ảnh hưởng
đến cấu trúc và kỹ thuật con đường. Đây là nguyên
nhân gây thiệt hại cho vỉa hè do lòng đường quá tải.
- Quá tải trọng:
Vấn đề phổ biến thường gặp trong
hoạt động vận tải, các công ty vận tải đường bộ, lái
xe, người tham gia giao thông chở quá tải nhằm vận
chuyển hàng hóa với chi phí thấp nhất gây ra sự suy
yếu cho con đường.
Tất cả, các yếu tố trên đang là nguyên nhân gây
tiêu hao nhiều chi phí tài chính vào việc bảo trì, bảo
dưỡng đường bộ tại Việt Nam. Nếu công tác duy tu,
bảo dưỡng sửa chữa đường bộ không được quan tâm
đúng mức sẽ gây ra những hậu quả rất lớn về người
lẫn kinh tế…
Hướng đến cân bằng giữa việc duy trì và phục
hồi, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông đường
bộ, tăng cường năng lực trong việc phòng chống
và giảm nh tai nạn, ngày 13/3/2012, Chính phủ đã
ban hành Nghị định 18/2012/NĐ-CP về quỹ bảo trì
đường bộ. Đặc biệt, nhằm đảm bảo cho hoạt động
bảo trì đường bộ và phục hồi những chỗ bị hư hỏng
của con đường, ngày 05/10/2012, Thủ tướng Chính
phủ cũng đã ban hành Quyết định 1486/QĐ-TTg
quy định về Cơ cấu tổ chức và quy chế hoạt động
của Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương, Hội đồng
quản lý Quỹ bảo trì đường bộ, để thực thi những
1...,90,91,92,93,94,95,96,97,98,99 101,102,103,104,105,106,107,108,109,110,...135
Powered by FlippingBook