Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 5-2016 - page 108

106
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
2010 đạt 9,7 triệu m
3
gỗ/năm và đến năm 2020 đạt
20-40 triệu m3/năm (trong đó có 10 triệu m
3
gỗ lớn)
và phát triển lâm sản ngoài gỗ nhằm đáp ứng phần
lớn nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu”.
Để đạt được nhiệm vụ 10 triệu m
3
gỗ lớn, nếu
tính sản lượng bình quân 100 m
3
/ha thì cần tới
100.000 ha để đầu tư chu kỳ dài hàng chục năm và
loại trừ nhà nước và DN, hộ gia đình khó có thể
đầu tư vốn với chu kỳ dài như vậy. Mặt khác, quy
hoạch đất lâm nghiệp đã được Quốc hội phê duyệt
và quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung ổn định
cho chế biến lâm sản có thể thực hiện được không
phụ thuộc vào việc tập trung hóa đất đai, điều
này hộ gia đình khó có thể thực hiện được. Chính
vì vậy, để phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với
quản lý bảo vệ bền vững tài nguyên rừng và phát
huy tác dụng rừng phòng hộ bảo vệ môi trường
chống biến đổi khí hậu, việc đổi mới quan hệ sản
xuất là khâu then chốt và mang tính quyết định.
Đối với hộ gia đình, cần có cơ chế chính sách
quản lý theo quy hoạch, hỗ trợ và khuyến khích
sử dụng hiệu quả và tiêu thụ sản phẩm, nhất là
đối với đồng bào dân tộc.
Về quy hoạch, cần quy hoạch diện tích rừng
đặc dụng ổn định và có cơ chế quản lý sử dụng
rừng đặc dụng. Trên cơ sở đó tính toán độ che
phủ cần thiết của rừng và quy hoạch ổn định bền
vững diện tích rừng, nhà nước giao diện tích này
cho các tổ chức quản lý đồng thời có cơ chế chính
sách đầu tư quản lý sử dụng bền vững diện tích
rừng phòng hộ và môi trường.
Đồng thời, quy hoạch lại rừng phòng hộ, đặc
dụng và môi trường, diện tích đất rừng còn lại để
phát triển kinh tế lâm nghiệp. Việc tổ chức sản
xuất theo chuỗi sản phẩm và chuỗi giá trị gia tăng
từ khâu trồng, tạo rừng nguyên liệu đến khâu chế
biến và thương mại là cần thiết trong công tác quy
hoạch, quản lý và kiểm soát theo một đầu mối
quản lý thống nhất theo ngành và theo lãnh thổ,
có như vậy mới tạo ra và tăng thêm giá trị trong
từng khâu của chuỗi và cơ hội tăng thu nhập cho
người trồng rừng…
Tài liệu tham khảo:
1. Hội thảo “Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai tại các nông lâm
trường quốc doanh”;
2.
dong-chinh-sach-nong-lam-truong-quoc-doanh;
3.
-
manh-doi-moi-nang-cao-hieu-qua-quan-ly-su-dung-dat-dai-tai-
cac-nong-truong-lam-truong-quoc-doanh.html.
Luật DN. Việc quản lý, sử dụng đất đai chưa tạo
được sự chuyển biến rõ rệt, phần lớn đất đai và
rừng chưa được rà soát, đo đạc trên thực địa, chưa
lập bản đồ địa chính, diện tích đất và rừng được
cấp sổ đỏ chiếm tỷ lệ thấp. Nhiều công ty nông,
lâm nghiệp sử dụng đất rừng còn chưa hiệu quả
và lãng phí; chưa hình thành vùng sản xuất nông,
lâm sản hàng hóa tập trung, chuyên canh, thâm
canh quy mô lớn gắn với chế biến và thị trường
tiêu thụ sản phẩm…
Thứ ba,
vấn đề bàn giao đất rừng từ công ty
lâm nghiệp về cho địa phương quản lý cũng gặp
khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là do: Một số
diện tích đất công ty lâm nghiệp bàn giao về cho
địa phương, có nơi quản lý, sử dụng kém hiệu
quả, có nơi do buông lỏng quản lý bị chặt phá
bừa bãi… Báo cáo giám sát chuyên đề của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội và Báo cáo của các bộ, ngành
liên quan cho thấy, trong số 13 triệu ha rừng hiện
nay, số rừng giao trực tiếp cho các hộ gia đình
quản lý chiếm 26%, cộng đồng quản lý 2%. UBND
cấp xã không phải là đơn vị được giao quản lý về
đất rừng thì lại được quản lý 2,1 triệu ha trong
khi đó nhiều hộ gia đình không có đất sản xuất.
Tổng nộp ngân sách nhà nước của các nông, lâm
trường trong 10 năm, (từ năm 2004-2014) chỉ được
1.809 tỷ đồng…
Những vấn đề cần tháo gỡ
Nhằm giải quyết căn bản các tồn tại, vướng
mắc trên ngày 12/3/2014, Bộ Chính trị đã ban hành
Nghị quyết 30-NQ/TW với nội dung chủ yếu là
tiếp tục sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp;
tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, sử dụng đất; đổi
mới cơ chế quản lý rừng và thực hiện chính sách
khoa học-công nghệ, tài chính và lao động.
Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành Nghị
định 118/2014/NĐ-CP về tiếp tục sắp xếp, đổi
mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động
của công ty nông, lâm nghiệp; Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn đã ban hành Thông tư
02/2015/TT-BNNPTNT (ngày 27/1/2015) hướng
dẫn xây dựng đề án và phương án tổng thể sắp
xếp đổi mới công ty nông, lâm nghiệp theo Nghị
định 118/2014/NĐ-CP và phát triển, nâng cao hoạt
động sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp.
Trước đó, nhiệm vụ quản lý sử dụng rừng bền
vững cũng đã được thể hiện rất rõ trong Chiến
lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn
2006-2020, cụ thể: Sản xuất gỗ ổn định từ rừng tự
nhiên, rừng trồng và cây trồng phân tán, đến năm
1...,98,99,100,101,102,103,104,105,106,107 109,110,111,112,113,114,115,116,117,118,...135
Powered by FlippingBook