TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2016
95
và sắp ký kết, dẫn đến sự cạnh tranh trong lĩnh vực
bia nói riêng. Trong đó, việc giảm thuế nhập khẩu
từ 45% đối với bia, 30% đối với nước giải khát có
gas xuống 0% khi Việt Nam gia nhập TPP đang đặt
ngành Bia - rượu - nước giải khát trong nước trước
cuộc cạnh tranh khốc liệt. Ngoài những đối thủ
ngoại đã có mặt và am hiểu thị trường như Heineken
hay Carlsberg… thị trường nội đang chứng kiến sự
nổi lên mạnh mẽ của Sapporo (Nhật Bản), AB-Inbev
(Mỹ) và Shingha (Thái Lan) thông qua nắm giữ 25%
cổ phần tại Masan Consumer Holdings - đầu tư nhà
máy bia Masan Brewery HG tại Hậu Giang, công
suất 100 triệu lít/năm. Thống kê mới nhất từ VBA
cho thấy, đến nay cả nước có khoảng 129 cơ sở sản
xuất bia; trong 63 tỉnh thành phố trên cả nước hiện
nay chỉ có 20 địa phương là không có cơ sở sản xuất
bia. Tuy nhiên, các DN bia trong nước phần lớn là
DN quy mô nhỏ, thương hiệu địa phương, tăng
trưởng thấp chủ yếu duy trì hoạt động. Sản lượng
sản xuất của các cơ sở sản xuất tập trung ở các tỉnh
thành phố lớn như: TP. Hồ Chí Minh 34,69%; Hà
Nội 12,64%; Thừa Thiên - Huế 6,8%; Bình Dương
7,58%; Nghệ An 5,57%...
Hiệu quả trong sản xuất - vấn đề cốt lõi
cho phát triển bền vững
Mục tiêu phát triển bền vững của ngành Bia -
rượu - nước giải khát lúc này và lâu dài là tập trung
giải quyết bài toán hiệu quả. Hiệu quả sản xuất liên
quan tới nhiều vấn đề, mà tác động trực tiếp có thể
kể đến là trang thiết bị công nghệ sản xuất, sử dụng
nguyên liệu đầu vào, tiêu thụ năng lượng và tiêu
thụ sản phẩm.
Cạnh tranh khốc liệt
Một số nghiên cứu mới đây cho thấy, giai đoạn
5 năm 2009-2013, trong khi khủng hoảng kéo theo
sự đi xuống của hầu hết các ngành kinh tế, ngành
Bia - rượu - nước giải khát của Việt Nam vẫn tăng
trưởng với tốc độ trung bình 17,61%/năm. Theo
Hiệp hội Bia - rượu - nước giải khát Việt Nam
(VBA), trong giai đoạn 5 năm qua 2010-2015, ngành
Bia - rượu - nước giải khát tiếp tục có sự phát triển.
Đến năm 2015, ước tính sản lượng bia đạt 3,4 tỷ lít,
tăng 40,72% so với năm 2010 (2,416 tỷ lít); sản lượng
rượu sản xuất công nghiệp đạt 70 triệu lít và sản
lượng nước giải khát đạt 4,8 tỷ lít. Qua đó, đã đóng
góp cho ngân sách 30.000 tỷ đồng, chiếm khoảng
3% tổng thu NSNN, tạo việc làm cho hàng vạn lao
động, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước,
có sức cạnh tranh cao trong hội nhập, chất lượng
sản phẩm đảm bảo.
Việc tham gia vào Hiệp định TPP sẽ tạo cho
ngành Bia - rượu - nước giải khát ở Việt Nam có
nhiều cơ hội mới như: Gia tăng xuất khẩu do các
nước TPP xóa bỏ thuế quan theo cam kết, được áp
dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, cơ hội thu hút
đầu tư từ phía các doanh nghiệp (DN) Hoa Kỳ và
các nước TPP khác vào ngành đồ uống Việt Nam,
các DN Việt Nam có cơ hội tham gia vào chuỗi giá
trị toàn cầu.
Tuy nhiên, hiện nay, các DN bia - rượu - nước
giải khát của Việt Nam đang phải chịu nhiều sức
ép cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt từ các thương hiệu
nước ngoài. Cơ sở để đưa ra nhận định này là do
hàng loạt Hiệp định song phương và đa phương đã
GIANHẬP TPP: CƠHỘI VÀ THÁCHTHỨC
VỚI NGÀNHRƯỢU- BIA- NƯỚC GIẢI KHÁT VIỆT NAM
ThS. VŨ QUANG HẢI
Việc Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ tạo cho ngành
Bia - rượu - nước giải khát ở Việt Nam có nhiều cơ hội mới nhưng cũng đặt Ngành này trước cuộc cạnh
tranh cực kỳ khốc liệt. Mục tiêu phát triển bền vững của ngành Bia - rượu - nước giải khát lúc này và lâu
dài là tập trung giải quyết bài toán hiệu quả. Hiệu quả sản xuất liên quan tới nhiều vấn đề, trong đó tác
động trực tiếp có thể kể đến là trang thiết bị và công nghệ sản xuất, sử dụng nguyên liệu đầu vào, tiêu thụ
năng lượng và tiêu thụ sản phẩm.
•
Từ khóa: Doanh nghiệp, ngành Bia - rượu - nước giải khát, hội nhập, TPP, cạnh tranh.