TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2016
103
đánh dấu sự thay đổi về mặt bản chất hoạt động
của loại hình kinh tế HTX, tạo sự đổi mới căn bản
giúp cho hệ thống HTX chuyển mình đi lên, hòa
nhập chung với sự phát triển của đất nước. Tính
đến cuối năm 2015, trên địa bàn cả nước đã có
6.260 HTX được tổ chức lại theo Luật HTX 2012,
chiếm 32% trên tổng số HTX phải tổ chức lại. Tuy
nhiên, hiện nay việc phát triển hoạt động của các
HTX kiểu mới đang còn không ít những hạn chế,
cụ thể là:
Một là,
vẫn còn tỷ lệ lớn HTX chưa rà soát,
chuyển đổi hoạt động theo luật định, do nhiều địa
phương lúng túng trong chỉ đạo thực hiện chuyển
đổi HTX kiểu cũ sang hoạt động theo mô hình HTX
kiểu mới, nhất là các HTX nông nghiệp, lâm nghiệp,
ngư nghiệp.
Hai là,
HTX kiểu mới chưa được nâng lên xứng
tầm, một phần do HTX kiểu mới chưa chứng minh
được “sức sống” của nó trong nền kinh tế thị trường,
bởi vậy, người dân vẫn chưa thực sự tin tưởng để
chuyển đổi. Nếu xây dựng được các HTX phát triển,
hoạt động hiệu quả, điển hình tại các địa phương sẽ
tạo niềm tin, tin tưởng cho các hộ nông dân đi theo
HTX hơn nữa.
Ba là,
trình độ của đội ngũ lãnh đạo HTX còn
hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra; việc
cung ứng sản phẩm dịch vụ bị bó buộc. Theo luật
mới quy định, tỷ lệ cung ứng đối với ngoài thành
viên không được vượt quá 32%, khiến cho các HTX
muốn phát triển lại không thể mở rộng hoạt động,
giảm doanh thu.
Bốn là,
việc ban hành các văn bản hướng dẫn còn
chậm dẫn đến sự lúng túng, khó khăn trong thực
Chưa khẳng định được vai trò
trong nền kinh tế thị trường
Theo thống kê, nước ta có khoảng 12 triệu hộ
nông dân sản xuất nông nghiệp, trong đó 80% số hộ
nông dân có diện tích canh tác dưới 1 ha, chỉ 20%
lớn hơn 1 ha. Để liên kết các hộ nhỏ lẻ thành các đơn
vị kinh tế lớn hơn, từ lâu chúng ta đã có chủ trương
và chỉ đạo hình thành các hợp tác xã (HTX).
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên trong một
thời gian dài nhận thức của chúng ta về bản chất và
vai trò của HTX trong nông nghiệp chưa phù hợp
với quy luật phát triển HTX. Vì vậy, tác dụng và
hiệu quả của HTX còn hạn chế. Đa số các HTX chỉ
cung cấp một số dịch vụ đầu vào cho xã viên như
giống, phân bón, thức ăn, còn hơn 90% HTX không
quan tâm đến điều xã viên quan tâm nhất, đó là
tiêu thụ sản phẩm của hộ xã viên. Các HTX hoạt
động hiệu quả chỉ liên kết, hỗ trợ được khoảng 5%
số hộ nông dân cả nước, còn 95% số hộ thực chất
là sản xuất theo phương thức tự phát.
Bên cạnh đó, do nhận thức về HTX còn rất khác
nhau ở các địa phương nên quy mô HTX và số
lượng các dịch vụ HTX cũng rất khác nhau. Một số
HTX không còn khả năng hoạt động, muốn giải thể
nhưng gặp phải những vấn đề phức tạp liên quan
tới vốn góp, tài sản, công nợ của HTX được chuyển
từ giai đoạn này sang giai đoạn khác, một số địa
phương cần giữ lại mô hình này để đáp ứng tiêu chí
về xây dựng nông thôn mới… là những lý do chính
khiến hơn 20% số HTX dù đã ngừng hoạt động
nhưng vẫn không giải thể được.
Sự ra đời của Luật HTX năm 2012 là cột mốc,
GIẢI PHÁP ĐỂ HỢP TÁC XÃ KIỂUMỚI
PHÁT TRIỂNBỀNVỮNGTẠI VIỆT NAM
NCS. PHAN VĂN HIẾU
- Quảng Ngãi
Luật Hợp tác xã (năm 2012) sau 3 năm đi vào cuộc sống, bước đầu đã mang lại những kết quả tích cực, giúp
các hợp tác xã nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế- xã hội
của địa phương. Tính đến cuối năm 2015, trên địa bàn cả nước đã có 6.260 hợp tác xã được tổ chức lại theo
Luật hợp tác xã 2012, chiếm 32% trên tổng số hợp tác xã phải tổ chức lại. Tuy nhiên, trong quá trình triển
khai thực hiện Luật này đã nảy sinh khá nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ trong thời gian tới.
•
Từ khóa: Hợp tác xã, kinh tế, địa phương, phát triển, bền vững.