TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2016
93
Dòng sản phẩm hoặc hoạt động mới; Tái cơ cấu DN;
Hoạt động nước ngoài.
Kiểm soát hoạt động:
Các chính sách và thủ tục
khác nhau giúp đảm bảo những hoạt động cần thiết
được thực hiện để giải quyết các rủi ro (PIPS): P -
Đánh giá hiệu suất (thực tế so với ngân sách, dự
báo); I - Xử lý thông tin; P - Bảo mật; S - Tách biệt
nhiệm vụ.
Thông tin và truyền thông:
Thiết lập các phương
pháp và hồ sơ để ghi lại quá trình tổng hợp và báo
cáo các giao dịch. Điển hình như: Xác định và ghi lại
tất cả các giao dịch hợp lệ; Mô tả một cách kịp thời;
Đo lường giá trị đúng cách; Ghi trong khoảng thời
gian thích hợp; Giao trách nhiệm cho nhân viên.
Giám sát:
Đánh giá chất lượng hoạt động kiểm
soát nội bộ theo thời gian.
Tăng cường kiểm soát nội bộ để ngăn chặn
và phát hiện gian lận
Thứ nhất,
sử dụng một hệ thống kiểm tra để
đảm bảo một người không có quyền kiểm soát tất
cả các phần của một giao dịch tài chính; Yêu cầu
phê duyệt mua hàng, bảng lương và giải ngân được
ủy quyền bởi một người được chỉ định; Tách biệt
các chức năng: từ chức năng phê duyệt nghiệp vụ
đến chức năng thực hiện và chức năng ghi chép, lưu
giữ hồ sơ nghiệp vụ; Đảm bảo rằng cùng một người
không có thẩm quyền để viết và ký séc; Mở mail,
xác nhận hoặc kiểm tra trước khi chuyển chúng cho
người chịu trách nhiệm và yêu cầu gửi lại chứng từ
có dấu hiệu phê chuẩn; Định kỳ tiến hành đối chiếu
các bản chứng từ đầu vào và so sánh với sổ sách kế
toán; Yêu cầu giám sát phê duyệt bảng thời gian của
KIỂMSOÁT NỘI BỘVÀ CÁC BIỆNPHÁPNGĂNNGỪA
GIAN LẬNTRONGDOANHNGHIỆP
ThS. NGUYỄN THÙY DƯƠNG
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
Kiểm soát nội bộ là một trong những biện pháp giúp doanh nghiệp phát hiện và cải tiến những điểm yếu
trong hệ thống quản lý. Triển khai làm rõ những thành tố cấu thành kiểm soát nội bộ cũng như đề xuất,
khuyến nghị một số giải pháp kiểm soát nội bộ giúp doanh nghiệp ngăn chặn và phát hiện gian lận một
cách hiệu quả trong quá trình hoạch định sản xuất kinh doanh. Cụ thể là giúp doanh nghiệp tăng cường
năng lực quản trị, giám sát việc tuân thủ các chính sách và quy trình của công ty hiệu quả, góp phần giảm
thiểu một cách tối đa sai sót và rủi ro.
•
Từ khóa: Kiểm soát, doanh nghiệp, gian lận, nội bộ, rủi ro.
M
uốn kiểm soát nội bộ thành công, doanh
nghiệp (DN) cần đảm bảo một số yêu cầu,
đó là, môi trường văn hóa nhấn mạnh đến
tính chính trực, đạo đức, phân công trách nhiệm rõ
ràng; quy trình hoạt động và quy trình kiểm soát
nội bộ phải được xác định bằng văn bản và truyền
đạt rộng rãi đến toàn thể nhân viên; các hoạt động
mang tính rủi ro như giao nhận hàng, lập hóa đơn,
hạch toán, lập phiếu, hoa hồng cho nhà cung cấp,
thanh toán, bảo vệ hàng tồn kho, kiểm soát tiền
mặt… phải được tách bạch.
Những cấu thành chính của kiểm soát nội bộ
Việc xây dựng bộ phận kiểm soát nội bộ trong
công ty cần thực hiện qua nhiều bước. Trước hết,
DN phải xác định nhu cầu và mục đích cụ thể của
bộ phận này. Sau đó, xác định rõ cơ cấu tổ chức, vai
trò chức năng và quyền hạn của bộ phận. Kế đến là
tuyển dụng đúng người…
Môi trường kiểm soát:
Là các yếu tố thiết lập văn
hóa của tổ chức, ảnh hưởng đến ý thức kiểm soát của
người lao động, bao gồm bảy yếu tố (ICHAMPBO):
I - Tính toàn v n và giá trị đạo đức; C - Cam kết về
thẩm quyền; H - chính sách và thực tiễn về nguồn
nhân lực; A - Chuyển nhượng quyền hạn và trách
nhiệm; M - triết lý và phong cách điều hành của
quản lý; B - Ban kiểm soát: Ban giám đốc hoặc Kiểm
toán…; O - Cơ cấu tổ chức.
Đánh giá rủi ro:
Rủi ro có thể ảnh hưởng đến hoạt
động của một tổ chức, đến quá trình tổng hợp và
báo cáo dữ liệu tài chính: Những thay đổi trong môi
trường hoạt động; Nhân sự mới; Hệ thống thông
tin mới; Tăng trưởng nhanh chóng; Công nghệ mới;